Bao thanh toán là gì? Lợi ích và quy trình bao thanh toán

Bao thanh toán là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính và giao dịch thương mại nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và quy trình của nó. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm và các khía cạnh quan trọng về bao thanh toán là gì cùng những lợi ích mà nó mang lại cho các bên liên quan.

Bao thanh toán là gì?

Bao thanh toán (Invoice factoring) là quá trình tài trợ vốn trong đó một doanh nghiệp bán hóa đơn chưa đến hạn thanh toán của họ cho một Bên cho vay tài chính, còn gọi là công ty bao thanh toán.

Bên yêu cầu sẽ chuyển quyền sở hữu hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán để đổi lấy tiền mặt, tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền của hóa đơn. Bao thanh toán cho phép các doanh nghiệp tiếp cận dòng tiền trước khi Bên mua thanh toán tiền hàng. Doanh nghiệp có thể tái đầu tư tiền mặt để mở rộng, cải thiện quy mô hoạt động và tạo ra nhiều cơ hội khác.

Bao thanh toán là gì?
Bao thanh toán là gì?

Ở Việt Nam bao thanh toán có đặc điểm như thế nào?

Hình thức bao thanh toán phổ biến trên khắp thế giới nhưng ở thị trường Việt Nam hình thức này có những đặc điểm riêng. Ở nước ta, bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của tổ chức tín dụng mà theo đó các khoản phải thu phải đảm bảo điều kiện không quá 180 ngày.

Khi tiến hành bao thanh toán bên thứ ba tức tổ chức tín dụng sẽ ứng trước cho khách hàng của mình một khoản thấp hơn giá trị thực của khoản phải thu. Mức chênh lệch này chính là phí và lãi tín dụng mà khách hàng phải trả.

  • Hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bắt buộc phải gắn với tổ chức tín dụng. Các nghiệp vụ như quản lý sổ sách, thu hồi nợ không được coi là chức năng độc lập trong bao thanh toán.
  • Tổ chức thực hiện hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo thực hiện các điều kiện, thủ tục, hạn chế như cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn.
  • Tổ chức bao thanh toán nhận chuyển giao toàn bộ chứng từ và các giấy tờ khác liên quan đến giao dịch mua, bán để xác lập và chuyển quyền đòi nợ từ bên doanh nghiệp.
  • Ngân hàng hay tổ chức tín dụng phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh khoản phải thu, tình hình tài chính và hoạt động của cả bên bán và bên mua hàng để đánh giá khả năng mang lại lợi ích.

Qua các đặc điểm này có thể thấy hình thức bao thanh toán ở Việt Nam cũng khá tương tự các hình thức tín dụng khác. Cũng cần đánh giá các rủi ro và cần có thế chấp, nhưng thay vì tài sản thì ở đây là quyền đòi nợ.

Có những hình thức bao thanh toán nào?

Phương thức bao thanh toán có rất đa dạng trong đó nổi bật nhất phải kể đến phương thức bao thanh toán mở và bao thanh toán đóng.

  • Bao thanh toán đóng thì ngân hàng chỉ phụ trách ứng tiền cho doanh nghiệp và doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm thu hồi nợ từ các khoản phải thu cho bên bao thanh toán.
  • Ngược lại với hình thức bao thanh toán mở thì bên bao thanh toán trực tiếp thu hồi nợ từ các đơn vị thiếu nợ. Đây là phương thức bao thanh toán được phân chia theo quan hệ hợp đồng giữa bên bao thanh toán và doanh nghiệp.

Ngoài hình thức này chúng ta còn có các phương thức khác như: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi, bao thanh toán theo hạn mức và bao thanh toán từng lần,…

Có những hình thức bao thanh toán nào?
Có những hình thức bao thanh toán nào?

Nhưng lợi ích bao thanh toán đem lại cho doanh nghiệp

Bạn có biết thực sự biết lợi ích của bao thanh toán là gì hay chưa? Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng thì lẽ đương nhiên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp huy động vốn. Ngược lại với bên bao thanh toán là ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì đây là một dịch vụ cung cấp đến khách hàng.

Tránh rắc rối khi thu hồi nợ

Thu hồi nợ (thu hồi khoản thanh toán) là một trong những tình huống bất cập mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào cũng từng rơi vào ít nhất một lần.

Các khoản thanh toán trễ là nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp thường xuyên gặp vấn đề về dòng tiền. Trong khi những tập đoàn lớn có đủ khả năng thuê một đội ngũ kiểm soát tín dụng nội bộ, thì các chủ doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực cho việc đó.

Phương án bao thanh toán giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng từ nhiệm vụ tốn thời gian này, vì công ty bao thanh toán hoàn toàn chịu trách nhiệm thu hồi các khoản thanh toán từ Bên mua.

Quy chế này cho phép các chủ doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn và hưởng lợi từ việc xây dựng mối quan hệ khách hàng vững chắc hơn và lâu dài hơn.

Tài trợ vốn không nợ

Bao thanh toán không tạo ra thêm nợ. Do quyền sở hữu được chuyển giao cho công ty bao thanh toán, nên hóa đơn trở thành khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán và không còn là nghĩa vụ pháp lý (nợ phải trả) đối với doanh nghiệp nữa.

Vì lý do này, bao thanh toán còn được gọi là “bao nợ”, do doanh nghiệp loại bỏ các khoản nợ như hóa đơn chưa thanh toán khỏi bảng cân đối kế toán của họ.

Phê duyệt dễ dàng và nhanh chóng hơn

Các công ty bao thanh toán quan tâm hơn đến khả năng trả nợ của Bên mua hơn là điểm tín dụng của bạn. Họ có xem đến điểm tín dụng của bạn nhưng không chú trọng bằng ngân hàng.

Các điều khoản được quyết định dựa trên những khoản phải thu từ doanh nghiệp của bạn, Bên mua nợ bạn bao nhiêu và khả năng họ sẽ chi trả cho bạn là bao nhiêu.

Vì lý do này, quá trình phê duyệt thường nhanh chóng hơn và ít rườm rà hơn. Hãy kiểm tra yêu cầu về tài trợ hóa đơn đối với Bên mua và Bên bán trước khi đăng ký.

Các quy định về bao thanh toán

Quy định về bao thanh toán bao gồm nhiều điều kiện khác nhau như đối tượng cho phép, thời hạn bao thanh toán, quy trình bao thanh toán, chi phí bao thanh toán,…

Các quy định về bao thanh toán
Các quy định về bao thanh toán

Chúng ta có thể nói sơ lược về các quy định này như sau:

  • Khách hàng phải đảm bảo điều kiện cụ thể mới có thể được xem xét, quyết định bao thanh toán như độ tuổi phải trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi nhân sự, có đủ khả năng tài chính, phương án sử dụng nguồn vốn khả thi,…
  • Đối với khách hàng nước ngoài phải là tổ chức công ty, mục đích sử dụng bao thanh toán hợp pháp. Chứng minh tài chính đủ năng lực để trả nợ, phương pháp sử dụng vốn hợp lý,…
  • Các sản phẩm bị cấm, khoản phải thu trên 180 ngày, các khoản phải thu phải trả đã được bao thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ nợ khác, các khoản nợ quá hạn, xảy ra tranh chấp,… thì sẽ không thể thực hiện hoạt động bao thanh toán.
  • Thời hạn bao thanh toán được tính từ ngày tiếp theo từ ngày doanh nghiệp ứng trước số tiền bao thanh toán từ ngân hàng đến khi nợ và lãi bao thanh toán được trả hết theo quy định trong hợp đồng. Nếu ngày cuối cùng rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ được dời vào ngày tiếp theo, trong trường hợp trễ thanh toán sẽ được tính theo quy định trong hợp đồng.
  • Chi phí bao thanh toán là chi phí mà đơn vị tổ chức tín dụng nhận được thông qua hoạt động bao thanh toán theo quy định. Mức này sẽ được hai bên thương lượng và ký kết rõ ràng trong hợp đồng.
  • Trong trường hợp đến hạn mà khách hàng chưa thanh toán cho đơn vị bao thanh toán sẽ phải chịu thêm các lãi suất theo quy định đã quy định rõ trong hợp đồng.

Có thể thấy quy định bao thanh toán được đặt ra để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và giảm thiểu rủi ro cho trong quá trình giao dịch kinh doanh. Các quy định sẽ bảo vệ cả bên bán và bên mua chứ không thiên vị bên nào.

Điều kiện để bao thanh toán

Đơn vị bao thanh toán xem xét, quyết định bao thanh toán khi khách hàng đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2017/TT-NHNN, cụ thể như sau:

Đối với khách hàng là người cư trú

(i) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;

(ii) Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

(iii) Nhu cầu bao thanh toán để sử dụng tiền ứng trước vào mục đích hợp pháp và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh;

(iv) Có khả năng tài chính để trả nợ;

(v) Có phương án sử dụng vốn khả thi.

Đối với khách hàng là người không cư trú

(i) Khách hàng là tổ chức;

(ii) Các điều kiện quy định tại (iii), (iv), (v) của mục (1);

(iii) Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện quy định tại (i), (ii) của mục (2) và một trong các điều kiện sau đây:

+ Khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;

+ 100% giá trị của khoản phải trả được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi bên thứ ba, được khách hàng ký quỹ, được bảo đảm bằng tiền gửi của khách hàng tại đơn vị bao thanh toán.

Quy trình bao thanh toán

Quá trình bao thanh toán rất giống với quá trình tài trợ hóa đơn. Tuy nhiên, hai cách thức này khác nhau ở việc thu hồi nợ và quyền sở hữu hóa đơn.

Quá trình bao thanh toán bao gồm ba bên – doanh nghiệp cần được tài trợ (Bên bán), đơn vị mua hàng (Bên nợ) và công ty bao thanh toán cho doanh nghiệp vay tiền (Bên trung gian).

Điều kiện tiên quyết là phải có giao dịch thương mại giữa Bên mua và Bên bán.

Quy trình bao thanh toán
Quy trình bao thanh toán

Các bước bao thanh toán:

  1. Bên bán nộp các khoản phải thu (hóa đơn) cho công ty bao thanh toán để xác định đủ điều kiện phê duyệt.
  2. Tổ chức tài chính tính toán hạn mức tín dụng (dựa trên hồ sơ rủi ro của các bên đối tác)
    1. Ứng trước một tỷ lệ phần trăm nhất định của hóa đơn, thường là 80%
    2. Trở thành bên sở hữu hóa đơn; như vậy, hóa đơn sẽ không còn là tài sản (khoản phải thu) thuộc bảng cân đối kế toán của Bên bán nữa
    3. Trở thành bên chịu trách nhiệm thu hồi nợ
  3. Bên mua thanh toán hóa đơn đến hạn cho công ty bao thanh toán vào ngày đáo hạn.
  4. Công ty bao thanh toán chuyển số dư còn lại, sau khi đã trừ phí bao thanh toán cho Bên bán.

Bao thanh toán phù hợp và không phù hợp với những doanh nghiệp nào?

Mặc dù những lợi ích nêu trên áp dụng cho hầu hết doanh nghiệp, nhưng các loại hình doanh nghiệp được liệt kê dưới đây sẽ đạt hiệu quả rõ rệt hơn.

Các công ty phù hợp

Các công ty phù hợp bao thanh toán
Các công ty phù hợp bao thanh toán

Do đặc điểm thanh toán kéo dài, các doanh nghiệp vận tải, xăng dầu và y tế sẽ phù hợp để bao thanh toán. Ngân hàng thường bỏ qua những ngành này vì chúng có rủi ro cao (hãy nghĩ đến thị trường hàng hóa đầy biến động).

Bao thanh toán có thể giúp cải thiện dòng tiền của những doanh nghiệp này bằng cách tài trợ vốn cho các khách hàng trả chậm của họ. Dịch vụ vận chuyển hàng là ví dụ điển hình cho điều này.

Thông thường, các công ty có hóa đơn trả chậm với các kỳ hạn thanh toán từ 60 ngày trở lên. Những công ty như thế không ngại trả thêm phí để giải phóng nguồn tiền mặt từ nợ của các khách hàng trên.

Các công ty vừa và lớn có thể không muốn đầu tư nguồn lực để xây dựng đội ngũ kiểm soát tín dụng nội bộ; chính vì thế, họ không ngại trả thêm chi phí thuê ngoài để xử lý việc thu hồi nợ.

Việc bao thanh toán có thể giúp họ nhận được nguồn hỗ trợ tài chính cần thiết trong quá trình tăng trưởng hoặc các giai đoạn cam go.

Trong khi đó, các công ty lớn với chi phí hoạt động lớn hơn và cần đẩy nhanh dòng tiền có thể chọn bao thanh toán. Cách này có thể giúp họ chi tiền thêm cho nhân sự, trang thiết bị, hóa đơn tiện ích hoặc phí pháp lý.

Các công ty không phù hợp

Tuy hầu hết doanh nghiệp tưởng như đều phù hợp để bao thanh toán, nhưng đó có thể không phải là giải pháp lý tưởng trong một số trường hợp:

Các công ty không phù hợp bao thanh toán
Các công ty không phù hợp bao thanh toán

Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ sự góp mặt của công ty bao thanh toán trong quá trình làm việc với Bên mua vì họ quan ngại việc này có thể gây trở ngại cho quan hệ giao thương.

Các doanh nghiệp không muốn mất quyền kiểm soát quá trình thu hồi nợ vì họ đã có sẵn một đội kiểm soát tín dụng đáng tin cậy. (Việc bao thanh toán sẽ chuyển quyền sở hữu hóa đơn cho tổ chức tài chính).

Các doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp. Do công ty bao thanh toán chịu trách nhiệm thu hồi nợ, chi phí thường sẽ cao hơn so với những phương án tài trợ hóa đơn khác.

Các công ty vừa và nhỏ (SME) không đủ vốn và không thuê nổi đội kiểm soát tín dụng nội bộ chắc chắn sẽ không ưu tiên trả phí bao thanh toán cao.

Ví dụ minh họa về bao thanh toán

Một công ty sản xuất ngũ cốc Ấn Độ chuyển cung cấp hạt ngô cho các ngành nghề và công ty khác nhau. Công ty này đã tăng trưởng vượt bậc nhờ tùy chỉnh sản phẩm cuối cùng của họ theo nhu cầu của từng khách hàng.

Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi danh sách các khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng nhanh hơn tiền nhận được từ khách hàng của họ. Khách mua của họ có tình trạng tín dụng tốt nhưng thanh toán chậm. Hai đặc điểm này khiến việc bao thanh toán trở thành giải pháp cho các vấn đề dòng tiền đang dần xấu đi của họ.

Công ty đã tiến hành bao thanh toán toàn bộ các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán của mình và nhận ngay tiền mặt cho các hóa đơn đáo hạn.

Phương án bao thanh toán đã giúp họ giải quyết ổn thỏa hóa đơn từ nhà cung cấp và tránh được phiền phức từ việc truy đòi các bên thanh toán trễ, trong khi vẫn duy trì biên lợi nhuận dễ chịu.

Tuy giải pháp này tốn kém hơn các phương án khác, nhưng công ty sẵn sàng chịu thêm khoản chi phí này để tránh phải chạy theo những khách hàng trả chậm làm cản trở đà tăng trưởng của họ.

Tổng kêt

Trên đây là quy trình bao thanh toán có thể bạn cần biết nhằm phục vụ công việc của mình. Hy vọng bài viết do trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến bao thanh toán là gì. Đừng quên theo dõi những bài viết của chúng tối để cập nhật nhiều kiến thức hưu ích nhé!

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *