Chính sách tài khóa là gì? Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế

Được thực hiện bởi chính phủ, chính sách tài khóa là một tập hợp các biện pháp và quyết định liên quan đến thu chi ngân sách và quản lý các nguồn tài chính công. Mục tiêu chính của chính sách tài khóa là đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Hãy cùng đi tìm hiểu cụ thể chính sách tài khóa là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là gì?

Tài khóa là gì?

Tài khóa là chu Kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.

Tài khoá cũng là mốc thời gian để tính thuế hàng năm, vì vậy tuỳ vào quy định của từng quốc gia hoặc theo nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp mà tài khoá có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường.

Chẳng hạn như ở Mỹ, đa số các công ti chọn tài khoá trùng với năm lich nhưng đối với tất cả các công ti bách hoá thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng hai của năm trước đến 31 tháng giêng của năm sau hoặc cá biệt đối với một vài công tỉ thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng bảy đến 31 tháng sáu của năm tiếp theo.

Tại một số nước khác như Anh (theo Luật về tài chính năm 1854) thì tài khoá tính từ 1 tháng 4 dương lịch của năm trước đến 31 tháng 3 dương lịch của năm sau. Tuy nhiên, để Nhà nước đánh thuế thu nhập hoặc thuế vốn thì thời gian này thường được kéo dài thêm 5 ngày nữa, tức là đến 5 tháng 4 của năm sau.

Tìm hiểu chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô được Chính Phủ thực hiện, với mục đích tác động vào quy mô của hoạt động kinh tế. Theo đó, Chính phủ sẽ tiến hành thay đổi thuế suất và các khoản chi tiêu khác nhằm đạt được những mục tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá tiêu dùng, tăng việc làm,…

Chính sách tài khóa thuộc quyền hạn thực hiện của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương không được thực hiện chức năng này.

Có những loại chính sách tài khóa nào?

Chính sách tài khóa bao gồm chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. Mỗi loại sẽ có những tác động khác nhau đến nền kinh tế vĩ mô.

Có những loại chính sách tài khóa nào?
Có những loại chính sách tài khóa nào?

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng còn được gọi bằng chính sách tài khóa thâm hụt. Trong chính sách này, Chính phủ sẽ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai hình thức này với nhau. 

Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng chậm, không phát triển, tình trạng thất nghiệp tăng trong xã hội. Chính sách này thường được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện bằng việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng nguồn thu từ thuế hoặc Chính phủ kết hợp cả hai hình thức cùng một lúc. 

Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng nền kinh tế, giảm tổng cầu. Chính chính sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi thấy sự phát triển quá nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định. 

Công cụ chính sách tài khóa

Có hai công cụ chủ yếu để triển khai chính sách tài khoá:

Công cụ chính sách tài khóa
Công cụ chính sách tài khóa

Công cụ chi tiêu Chính phủ

Trong hoạt động chi tiêu Chính phủ sẽ có hai loại: chi mua sắm hàng hoá dịch vụ và chi chuyển nhượng.

  • Chi mua hàng hoá dịch vụ là hoạt động Chính phủ sử dụng Ngân sách Nhà nước để mua vũ khí đạn dược, xây dựng cầu cống, đường xá và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho cán bộ công nhân viên Nhà nước… Hoạt động chi mua này có tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân, nếu chi mua tăng một đồng thì tổng cầu sẽ tăng hơn một đồng và ngược lại. Tóm lại, chi mua hàng hoá dịch vụ của Chính phủ được coi như là một công cụ điều tiết tổng cầu.
  • Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp của Chính phủ cho những đối tượng chính sách chẳng hạn như người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa và nhóm người dễ bị tổn thương khác trong xã hội… Chi chuyển nhượng tác động đến tổng cầu bằng việc tác động đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Khi chi chuyển nhượng tăng thì tiêu dùng cá nhân cũng tăng và từ đó gia tăng tổng cầu.

Công cụ thuế

Công cụ tiếp theo của chính sách tài khóa là thuế, đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế gồm 2 loại, thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó:

  • Thuế trực thu: Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Đồng thời, người chịu thuế cũng là người nộp thuế. Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…
  • Thuế gián thu: Là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế không phải người nộp thuế. Một số loại thuế gián thu như VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Ví dụ với thuế VAT, giá cả hàng hóa niêm yết trong siêu thị đều đã bao gồm 8 – 10% thuế VAT, người mua hàng là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, nhà sản xuất thay người mua nộp khoản thuế đó.

Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu thuế được điều chỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, mọi người chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và GDP tăng.

Ảnh hưởng của chính sách tài khỏa đến nền kinh tế

Chính sách tài khoá có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, chúng tác động đến nền kinh tế thông qua 4 yếu tố đó là:

  • Trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa giúp kinh tế tăng trưởng vượt trội bằng việc điều chỉnh tổng cầu tăng, khi kinh tế suy thoái hoặc phát triển quá mức thì điều chỉnh tổng cầu giảm xuống đưa nền kinh tế về lại trạng thái cân bằng.
  • Hỗ trợ Chính phủ trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế thông qua hai công cụ: chi tiêu Chính phủ và thuế. Từ đó, Nhà nước có thể tập trung vào phát triển các lĩnh vực trọng tâm khác của đất nước.
  • Thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối GNP (tổng sản phẩm quốc dân), điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, các rủi ro thị trường… tạo lập nên xã hội ổn định, môi trường an toàn cho tăng trưởng đầu tư và phát triển.
  • Thực hiện mục tiêu chính là đưa nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đất nước ngày càng thịnh vượng và vươn tầm hơn nữa.
Ảnh hưởng của chính sách tài khỏa đến nền kinh tế
Ảnh hưởng của chính sách tài khỏa đến nền kinh tế

Những mặt hạn chế của chính sách tài khóa

Tuy đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, nhưng chính sách này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:

  • Chậm trễ về thời gian: Thông thường Chính phủ phải mất một khoảng thời gian khá dài để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, thông qua thống kê và phân tích những số liệu. Sau đó, cần tiếp một khoảng thời gian nữa để đưa ra được một chính sách hoàn chỉnh. Và sau cùng là cần thời gian để chính sách đó mang lại hiệu quả.
  • Chính sách tài khóa không hiệu quả: Vì Chính phủ không thể biết được chính xác quy mô tác động của những điều chỉnh chi tiêu lên nền kinh tế, mà chỉ có thể dựa vào những số liệu cũ.
  • Nguy cơ gia tăng lạm phát: Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ dẫn đến gia tăng lạm phát, thậm chí là tăng thêm nợ.

So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều là những công cụ quan trọng của Chính phủ trong quản lý nền kinh tế. Tuy vậy, giữa hai chính sách này vẫn có những điểm khác biệt nhất định.

Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Tiêu chí so sánh

Chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

Công cụ thực hiện

Thuế và các khoản chi tiêu của Chính phủ

Các công cụ của ngoại hối và hoạt động tín dụng như lãi suất, các khoản dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách nới lỏng định lượng, nghiệp vụ ngân hàng mở… 

Người tạo ra chính sách

Chính phủ

Ngân hàng trung ương

Mục đích

Đưa nền kinh tế hướng vào mức sản lượng và việc làm mong muốn

Bình ổn, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng GDP và giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tổng kết

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ về công cụ, công dụng và cách thực hiện chính sách tài khóa, từ đó hiểu về chính sách tài khóa Nhà nước đang thực hiện để thông qua đó nhận ra những cơ hội riêng cho mình. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các chính sách kinh tế khác, đừng bỏ qua các bài viết của chúng tôi nhé!

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *