Fintech là gì? Xu hướng công nghệ tài chính tại Việt Nam

Với sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và tài chính, fintech mang đến những giải pháp tài chính sáng tạo, thuận tiện và hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Nó đa đang là xu hướng được bàn tán, tranh luận vô cùng sôi nổi hiện nay. Vậy fintech là gì? Sự phát triển của công nghệ tài chính fintech có tác động như thế nào đến đời sống và xã hội? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Fintech là gì?

Fintech là tên viết tắt của từ Financial Technology có nghĩa là Công nghệ tài chính. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện chất lượng của các dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech hiện được dùng cho công nghệ lưu trữ dữ liệu tại các tổ chức tài chính thương mại với các hình thức như dịch vụ ngân hàng di động, đầu tư trực tuyến, ví điện tử…

Nếu như Fintech là công nghệ tài chính thì công ty Fintech chính là tên gọi chung cho những công ty xây dựng nền tảng tài chính số hoặc các tổ chức áp dụng kỹ thuật số, công nghệ vào hoạt động của họ.

Fintech là gì?
Fintech là gì?

Có thể bạn không biết rằng, Fintech đã đặt những nền móng đầu tiên trên thế giới vào những năm đầu 1800. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Fintech mới có những bước chuyển mình vĩ đại và bùng nổ như ngày nay. Tại Việt Nam, Fintech lần đầu tiên được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động vào năm 2008 với 9 công ty. Cho đến thời điểm cuối năm 2021, số công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam đã đạt đến con số 150 công ty.

Fintech có đặc điểm như thế nào?

Phục vụ dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ

Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, tương tự như một chú robot có khả năng nhận diện, phân tích và cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này giúp đơn giản hóa trải nghiệm tài chính hiện đại và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dùng từ truyền thống sang trực tuyến.

Ví dụ, cách đây hơn 10 năm, để chuyển tiền từ một tài khoản ngân hàng này sang tài khoản khác, người dùng phải đến quầy giao dịch ngân hàng. Nhưng bây giờ, chỉ cần thao tác trên điện thoại thông minh trong tích tắc. Ngoài ra, còn có rất nhiều dịch vụ khác có thể được thực hiện trực tuyến như thanh toán điện tử, cho vay, đầu tư chứng khoán…

Nguồn nhân lực tài chính

Một nhân viên không chỉ cần giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải thành thạo công nghệ. Ngoài ra, ngày càng nhiều dịch vụ tài chính có thể được thực hiện thuận tiện trên nền tảng trực tuyến. Kết quả là số lượng nhân lực được cắt giảm đáng kể. Thay vào đó, một người có thể hỗ trợ nhiều khách hàng trong một lần

Ứng dụng của công nghệ tài chính Fintech trong một số lĩnh vực

Ứng dụng của công nghệ tài chính Fintech trong một số lĩnh vực
Ứng dụng của công nghệ tài chính Fintech trong một số lĩnh vực

Trong lĩnh vực tài chính

Nhờ ứng dụng công nghệ Fintech, khách hàng ngày nay đã có thể vay tiền trên các ứng dụng như Doctor Đồng, One Click Money, Cash 24, Money Cat, Senmo…mà không cần gặp mặt. Quy trình từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến lúc giải ngân đều được thực hiện 100% online.

Khách hàng muốn vay chỉ cần nộp hồ sơ qua website hoặc ứng dụng, tổ chức cho vay sẽ dựa trên các thông tin đó để xét duyệt khoản vay mà không cần phải gặp mặt trực tiếp để thẩm định. Số tiền vay sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng mà khách hàng cung cấp. Quy trình trả nợ cũng được thực hiện 100% online giúp người vay tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí đi lại.

Trong lĩnh vực ngân hàng

Những ứng dụng ngân hàng trên điện thoại (hay còn gọi là Mobile banking) chính là các ví dụ điển hình nhất về Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Những ứng dụng này do ngân hàng quản lý và liên kết với công ty Fintech để triển khai.

Khi sử dụng ứng dụng ngân hàng, khách hàng có thể tự mình quản lý tài khoản cá nhân, thực hiện các giao dịch như thanh toán hóa đơn, chuyển khoản nội bộ, liên ngân hàng nhanh chóng mà không phải đến trực tiếp các phòng giao dịch để làm thủ tục. Có thể thấy, công nghệ Fintech là cánh tay nối dài của ngân hàng hỗ trợ ngân hàng dễ dàng kết nối với khách hàng trên khắp mọi miền của đất nước.

Trong chứng khoán

Những năm trở lại đây thay vì mở nhiều sàn giao dịch thì giờ đây các công ty môi giới có thể chuy`ển sang hình thức trực tuyến. Khi đó người chơi chứng khoán không cần đến trực tiếp sàn giao dịch mà vẫn có thể đặt lệnh mua bán với cổ phiếu đang niêm yết trên sàn.

Điều này có thể giúp người đầu tư chủ động được thời gian mua và bán của mình, đồng thời giúp người chơi cập nhật liên tục thông tin cổ phiếu hàng ngày. Một số ứng dụng giao dịch chứng khoán tiêu biểu như: Olymptrade, Mitrade…

Trong quản lý ngân sách

Nhờ công nghệ tài chính Fintech mà việc quản lý tài chính cá nhân trở nên dễ dàng hơn thông qua ứng dụng quản lý ngân sách. Ứng dụng giúp người dùng theo dõi các khoản chi tiêu, thu nhập và hỗ trợ thiết lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả theo từng quãng thời gian. Một số app quản lý ngân sách tối ưu hiện nay như Money Lover, Spendee, MISA Money Keeper,…

Hiện nay, Fintech đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau
Hiện nay, Fintech đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong bán hàng

Ứng dụng mua trước trả sau là hình thức mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng mua sắm mà không cần chi trả 100% chi phí trong một lần. Số tiền này sẽ được chia nhỏ thành nhiều lần theo từng chu kỳ theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Người dùng sẽ không mất bất kỳ chi phí nào nếu thanh toán đúng theo thời hạn quy định.

Trong lĩnh vực tiền điện tử

Tiền điện tử (Cryptocurrency) là loại tiền mã hóa phi tập trung và hiện vẫn không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan trung ương nào. Tiền được lưu trữ và giao dịch dựa trên các phần mềm hay ứng dụng di động và được thực hiện trên thiết bị smartphone hoặc máy tính.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận sự bảo vệ của loại tiền này theo khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, ở các nước lớn trên thế giới, tiền điện tử đã và đang trở thành phương tiện trao đổi, lưu trữ giá trị và đơn vị đo lường.

Fintech đã tác động như thế nào đến đời sống con người?

Công nghệ tài chính Fintech đem theo một làn sóng khởi nghiệp trong ngành Tài chính – ngân hàng, ngành mà trước đây được biết đến là khi muốn gia nhập cần có nguồn vốn dồi dào. Điều này cũng dẫn đến sự đa dạng về thành phần, đa dạng sản phẩm, theo đó cũng sẽ gây khó khăn cho việc quản lý.

Tuy nhiên, khi tận dụng tốt, Công nghệ tài chính Fintech này có thể đem đến những lợi ích cụ thể như:

  • Thay đổi kênh phân phối sản phẩm
  • Làm sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng
  • Giúp dễ dàng phân tích hành vi khách hàng
  • Cắt giảm lao động làm giảm chi phí đầu vào cho tổ chức
  • Cắt giảm rủi ro do sai sót
  • Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giảm giá sản phẩm

Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang thực hiện phát triển các sản phẩm công nghệ tài chính thông qua việc hợp tác với các công ty Công nghệ tài chính Fintech.

Những đối tượng chính trong Fintech

Đối tượng chính của Fintech gồm có 3 bộ phận chính: Công ty Fintech, Định chế tài chính và Khách hàng cá nhân.

Những đối tượng chính trong Fintech
Những đối tượng chính trong Fintech

Công ty Fintech

Công ty Fintech là các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của công ty Fintech có thể là người sử dụng cuối cùng hoặc các định chế tài chính. Ví dụ: Ví điện tử momo, VNPay – Ví gia đình, Time, Zalo Pay, Shopee Pay v.v.

Định chế tài chính

Định chế tài chính bao gồm các tổ chức như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, v.v. Đây là những tổ chức có vai trò quan trọng trong ngành tài chính.

Nhận thấy tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ trong tài chính, các định chế này ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech. Đồng thời, chính các định chế này cũng đầu tư mạnh cho các hoạt động nghiên cứu nội bộ, giúp chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm lĩnh thị trường.

Khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân là những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ tài chính nói chung. Với sự cạnh tranh của các ứng dụng công nghệ tài chính hiện nay, khách hàng chính là những người hưởng lợi nhiều nhất.

Fintech có an toàn không?

Fintech là một lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ thông tin và tài chính, đem lại nhiều tiện ích và cơ hội mới cho người dùng. Tuy nhiên, như bất kỳ lĩnh vực công nghệ nào khác, Fintech cũng mang theo những rủi ro liên quan đến an toàn dữ liệu và thông tin cá nhân, đặc biệt là trong việc xử lý giao dịch tài chính và thông tin nhạy cảm của người dùng.

Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực Fintech, các công ty Fintech cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân, bao gồm cả quy định về bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư, và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế như Nghị định bảo mật dữ liệu chung của Liên minh châu  u (GDPR) hoặc các quy định tương tự ở các quốc gia khác.

Fintech có an toàn không?
Fintech có an toàn không?

Ngoài ra, công nghệ an toàn cũng là một yếu tố quan trọng trong Fintech, bao gồm các biện pháp bảo mật kỹ thuật như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố, kiểm tra an ninh mạng, đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống, và giám sát liên tục để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động giả mạo, lừa đảo hoặc xâm nhập vào hệ thống.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần tự thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân của mình, chẳng hạn như không chia sẻ thông tin đăng nhập, mật khẩu hoặc thông tin tài khoản với người khác, sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi định kỳ, cập nhật phần mềm an toàn và tránh truy cập vào các liên kết đáng ngờ hoặc website không tin cậy.

Tình hình phát triển công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam

Fintech đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều chuyên gia công nghệ, tài chính và giới đầu tư trên thế giới. Tổng lượng đầu tư vào công nghệ tài chính trong nửa đầu năm 2018 đã đạt mức 31,7 tỷ USD với khoảng 450 thương vụ đầu tư được thực hiện thành công, tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (KPMG).

Con số trên đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của Fintech trong những năm vừa qua, biến lĩnh vực này trở thành một phần lĩnh vực tài chính, hứa hẹn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành tài chính trên thế giới.

Không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực Fintech.

Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tình hình phát triển công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam
Tình hình phát triển công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam

Không chỉ các startup fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng thương mại đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt.

Đến nay, Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số (2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay…).

Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado, Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo), quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu, Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab, SoftPay, ibox, BankGo, gobear…).

Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít (Indonesia có 120 công ty Fintech; Singapore có hơn 300 công ty).

Những thách thức Việt Nam phải đối mặt khi ứng dụng Fintech

Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam vẫn còn không ít thách thức:

  • Thứ nhất, hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ, chính xác nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của công nghệ.
  • Thứ hai, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.
  • Thứ ba, các doanh nghiệp Fintech thường gặp khó khăn về mô hình kinh doanh, mô hình quản trị cũng như đường hướng phát triển lâu dài, điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể phát triển lớn mạnh.
  • Thứ tư, ý thức của người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn chế, đôi khi tạo ra những “lỗ hổng bảo mật”. Người dân còn chưa có ý thức trong việc bảo mật những thông tin cá nhân như họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số tài khoản… Điều này làm gia tăng mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tài khoản của chính người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính.

Tổng kết

Sự phát triển của Fintech (công nghệ tài chính) đã cho thấy sức mạnh quyền năng của lĩnh vực này trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế nước nhà. Mặc dù còn vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, song việc Chính phủ đang nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý cho Fintech đã khẳng định mô hình này sẽ dần trở thành xu thế tất yếu trong tương lai.Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ Fintech là gì.

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *