Lợi nhuận là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, đóng vai trò quyết định đến thành công và bền vững của một công ty hoặc tổ chức. Nó phản ánh khả năng của một công ty trong việc tạo ra giá trị và sinh lời từ hoạt động kinh doanh. Vậy lợi nhuận là gì? Lợi nhuận có vai trò như thế nào? Cách tính lợi nhuận ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, đó chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận sẽ được xem là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và khấu trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh như mua bán sản phẩm, dịch vụ, thuê mặt bằng, lương nhân viên,… Dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp đó cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư.
Các loại lợi nhuận
Lợi nhuận sẽ được chia thành các loại như lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng,.. Với mỗi loại sẽ phản ánh tình hình chi phí khác nhau ở một mức nhất định.
- Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Hiểu đơn giản đây là khoản lợi nhuận thu được sau khi đã khấu trừ đi giá vốn (chi phí liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm và chi phí liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp).
- Lợi nhuận ròng: Đây là cách tính lợi nhuận đầy đủ nhất. Khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư cho sản phẩm ( giá vốn, chi phí vận hành quản lý,…), bao gồm cả thuế.
Lợi nhuận có vai trò như thế nào?
Chúng ta đều biết rằng, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều đang hướng đến. Nhưng liệu ngoài lợi ích dành cho doanh nghiệp, lợi nhuận còn có vai trò như thế nào đối với các chủ thể trong nền kinh tế? Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá khách quan tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy doanh nghiệp này có đang kiếm tiền tốt hay không, nguồn thu có đảm bảo nhiều hơn những khoản đã chi hoặc tình hình lợi nhuận có ổn định qua từng giai đoạn không.
Mục tiêu mà các doanh nghiệp nên hướng tới chính tính hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận kinh doanh trong từng thời điểm. Từ số liệu đó, doanh nghiệp có thể đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Lợi nhuận có tác động trực tiếp đến mọi mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì họ sẽ có thể thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí cố định trong suốt cả quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, cân đối được khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Đối với người lao động
Khi lợi nhuận của doanh nghiệp cao cũng mang đến người lao động nhiều lợi ích. Chắc chắn người lao động sẽ được đãi ngộ nhiều quyền lợi như mức lương cao, tiền thưởng nhiều.
Từ đó, độ tin cậy của người lao động đối với doanh nghiệp cũng tăng cao và họ sẽ hoạt động nỗ lực hơn trong công việc dẫn đến hiệu suất của doanh nghiệp cũng tăng cao.
Đối với nền kinh tế
Lợi nhuận là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế chung của mỗi quốc gia. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì nền kinh tế đất nước cũng phát triển vững mạnh hơn.
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều sẽ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, khi doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức thuế nộp cũng sẽ cao hơn. Từ khoản thu này sẽ giúp cho quốc gia tạo nên ngân sách góp phần xây dựng mục đích công cộng.
Cách tính lợi nhuận
Để tính lợi nhuận cho doanh nghiệp thì ta có thể dùng công thức:
Công thức tinh lợi nhuận
Lợi nhuận = Tổng doanh thu Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng chi phí là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã phải chi ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ với mục đích kinh doanh. Các chi phí đó bao gồm tiền vốn, mặt bằng, chiến lược quảng cáo, nhân công,…
Công thức tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu Giá vốn Chi phí
Lưu ý, doanh nghiệp nên ước lượng được mức thuế và các chi phí liên quan để tránh bỡ ngỡ trước tình trạng “bán hàng nhiều nhưng cuối năm thì không thấy tiền đâu”. Nếu bạn muốn biết khoản tiền lợi nhuận thì bạn nên xem xét và tìm hiểu từ lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu Tổng chi phí hoạt động % thuế doanh nghiệp 10% VAT
Trong đó,
- Tổng doanh thu được tính như sau: Giá bán x Số lượng hàng hóa bán ra.
- Tổng chi phí đầu tư thường sẽ chiếm đến 30%.
- Thuế giá trị gia tăng là 10%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy vào doanh thu:
- Doanh thu dưới 20 tỷ đồng/ 1 năm: 20%
- Doanh thu trên 20 tỷ đồng/ 1 năm: 22%
- Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm: 32 đến 50%
Mức thuế áp dụng tại Việt Nam. Cách tính loại thuế và hoàn thuế sẽ khác nhau ở nhiều quốc gia khác.
Một số cách gia tăng lợi nhuận hiệu quả
Tùy thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể mà mỗi doanh nghiệp sẽ có các biện pháp khác nhau để nâng cao lợi nhuận cho công ty của mình. Tuy nhiên, dưới góc nhìn chung thì chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đã được áp dụng thành công trước đó, bao gồm:
Mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng
Khách hàng chính là những người nuôi sống doanh nghiệp và sẽ giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng được nâng cao hơn, lợi nhuận thu về cũng tăng trưởng không kém. Vậy nên, để mở rộng tệp khách hàng thì doanh nghiệp sẽ cần phải có nhiều chiến lược phù hợp như:
- Gửi email marketing đến khách hàng.
- Tham gia vào các cộng đồng kết nối doanh nghiệp.
- Chiến lược truyền miệng khách hàng giới thiệu khách hàng.
- Thường xuyên chia sẻ bài viết trên blog, website và mạng xã hội,….
- Chăm sóc lại khách hàng cũ, nhất là những đối tượng chưa chuyển đổi được.
Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ những khách hàng tiềm năng
Tỷ lệ chuyển đổi chính là tỷ lệ số lượng khách hàng quyết định mua sản phẩm của bạn dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng. Điều này đóng một vai trò quan trọng bởi nếu mãi chỉ là khách hàng tiềm năng thì họ sẽ không đưa ra quyết định mua bán.
Doanh nghiệp lúc này sẽ không có doanh thu và cũng chẳng có lợi nhuận. Để có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách như sau:
- Cải thiện lại quy trình bán hàng.
- Cải thiện lại chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mãi.
- Thực hiện các chiến lược về giá bán.
- Thử nghiệm bán hàng trên các kênh thương mại điện tử.
- Đầu tư và thay đổi chất lượng content marketing.
- Thực hiện các cuộc khảo sát với ấn tượng.
Gia tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận chính là tỉ số giữa khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về chênh lệch với số vốn bỏ ra. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì điều này cũng đồng nghĩa với việc, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có lãi, khả năng phát triển mạnh. Một số cách để doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận hiện nay gồm có:
- Đầu tư vào khoa học, công nghệ.
- Đào tạo vào đội ngũ bán hàng một cách thường xuyên, liên tục.
- Quản lý hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự.
- Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết.
- Chỉ bán những sản phẩm bán chạy.
- Có thể xin tài trợ hoặc vay mượn khi cần thiết.
- Cho dừng lại các chiến dịch quảng cáo không mang lại kết quả tốt.
Nâng cao doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng
Đây là một phương pháp mà số ít các doanh nghiệp hiện nay sẽ tính tới. Bởi lẽ, nếu có người sẵn sàng chi trả 1 triệu để mua sản phẩm, dịch vụ mà họ cần thì cũng có người chỉ bỏ ra 100.000 đồng. Vậy nên, hãy tính đến tổng doanh thu và chia cho số lần bán hàng. Sau đó, tìm cách tăng vài chục nghìn trên mỗi một giao dịch bán hàng là bạn có thể đẩy mạnh lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Để gia tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Đẩy mạnh việc bán gia tăng sản phẩm.
- Cho phép khách hàng có thể trả góp sản phẩm theo kỳ hạn.
- Thiết kế các gói ưu đãi.
- Hỗ trợ tài chính cho khách hàng được thuận lợi.
- Trưng bày sản phẩm sao cho thật cao cấp để nâng giá trị sản phẩm.
- Xây dựng chính sách ưu đãi cho những khách hàng mua sỉ.
- Tặng quà khi khách hàng mua hóa đơn với giá trị lớn.
Tổng kết
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về lợi nhuận là gì, vai trò và cách tính lợi nhuận. Hy vọng bạn có thể nắm rõ để giúp ích cho doanh nghiệp đạt nhiều lợi nhuận trong tương lai nhé!