ROA là một trong những chỉ số cơ bản được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà đầu tư để đánh giá tiềm năng của một doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và kịp thời. Vậy chỉ số ROA là gì? Cách tính ROA như thế nào? Giữa ROA và ROE có mỗi liên hệ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Chỉ số ROA là gì?
ROA (viết tắt của Return On Assets) được định nghĩa là tỷ suất sinh lời trên tổng số tài sản của doanh nghiệp. Đây là chỉ số được các nhà quản trị quan tâm để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản doanh nghiệp. Nhờ đó mà nhà quản trị có thể đánh giá là doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa và đưa ra chiến lược điều chỉnh, phát triển phù hợp.
Chỉ số ROA có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số ROA là chỉ số thể hiện tốt trong việc ứng dụng tài sản từ doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao thì càng cho thấy sự hiệu quả của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tương tự trong chứng khoán, ở đâu mà tỷ số ROA lớn có nghĩa là chứng khoán ở đó được ưa chuộng.
Và dĩ nhiên những chứng khoán đó sẽ có mức giá cao hơn so với các loại chứng khoán khác trên thị trường. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số ROA để nắm được những thông tin quan trọng và thiết yếu về những khoản lãi được sinh ra từ số vốn góp ban đầu.
Công thức tinh ROA
Mặc dù các tài liệu đang tính ROA theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên công thức cơ bản nhất của chỉ số này như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Trong đó: Nhà đầu tư lấy số liệu lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả kinh doanh và lấy số liệu Tổng tài sản tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Công thức ROA cơ bản có hạn chế là chỉ tính toán theo thời điểm, trong khi đó, các nhà đầu tư thường muốn đánh giá hiệu quả trong cả một thời kỳ.
Vì vậy, chúng ta có công thức ROA nâng cao:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Trong đó: Tổng tài sản bình quân được tính bằng mức trung bình cộng của tài sản đầu kỳ và tài sản cuối kỳ.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi sở hữu chỉ số ROA từ 7.5% trở lên, kèm với đó là mức ROE từ 15% trở lên. Tuy nhiên, trong thực tế sẽ có sự chênh lệch nhất định khi xác định chỉ số ROA thế nào là tốt đối với mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
Mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc điểm về cơ cấu tài sản khác nhau. Ví dụ, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng (thép, xi măng,…) thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do vậy mà ROA sẽ tương đối thấp. Ngược lại, các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng không yêu cầu cao về tài sản cố định thì thường có chỉ số ROA tương đối cao.
Sẽ rất bất cập nếu so sánh chỉ số ROA của các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành
Dựa vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, có thể dễ dàng xác định được chỉ số ROA trung bình ngành. Doanh nghiệp có chỉ số ROA cao hơn so với trung bình ngành cho thấy hiệu quả tốt trong quản trị tài sản doanh nghiệp.
Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với kết quả hoạt động trước đây
Chỉ dừng ở việc so sánh với các đối thủ cùng ngành là chưa đủ, doanh nghiệp cũng nên so sánh kết quả ROA so với những năm trước đó. Tránh trường hợp ROA của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành nhưng lại có dấu hiệu đi xuống.
Nhà đầu tư không nên dựa vào chỉ số ROA trong một năm để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp mà cần theo dõi chỉ số này ít nhất 3 năm liên tục. Nếu chỉ số ROA duy trì ổn định ở mức 10% hoặc tăng dần đều trong 3 năm liên tiếp, doanh nghiệp được đánh giá có tài chính ổn định.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
ROA và ROE là hai chỉ số có mối liên hệ mật thiết và không thể tách rời. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ cần phải xem xét và đánh giá cả 2 chỉ số này. Nếu chỉ sử dụng một trong hai chỉ số, sẽ rất khó để kết luận chính xác doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn hay kém hơn.
ROE (Return on Equity) là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Thông thường, khi xét trên lợi ích của nhà đầu tư, chỉ số ROE sẽ được chú trọng hơn. Điều này là bởi, chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu cùng với mức độ rủi ro cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, nếu chỉ số ROE cao mà chỉ số ROA lại thấp cũng sẽ khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý một số ví dụ để làm rõ hơn mối quan hệ này:
Hai doanh nghiệp A và B có vốn chủ sở hữu lần lượt là 20 tỷ và 30 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cả hai lần lượt là 2 tỷ và 3 tỷ đồng. Công ty A vay nợ 5 tỷ, công ty B không có nợ.
Qua ví dụ trên, ta thấy được:
- Hai công ty A và B có ROE bằng nhau, đều là 10%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của hai công ty là như nhau.
- ROA công ty A là 8%, công ty B là 10%. Có sự khác biệt này là do công ty A vay nợ 5 tỷ đồng đẩy tổng tài sản doanh nghiệp lên thành 25 tỷ. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty B tốt hơn A.
Cần lưu ý gì khi sử dụng chỉ số ROA?
Cũng như các chỉ số khác, ROA cũng có một số hạn chế nhất định. ROA không phải là công cụ tốt để so sánh các doanh nghiệp có quy mô khác nhau hay ở những lĩnh vực khác nhau. Bởi lẽ, mỗi một lĩnh vực lại có một đặc thù riêng, chẳng hạn, các doanh nghiệp bán lẻ với tỉ suất lợi nhuận thấp hơn lĩnh vực dịch vụ và ROA cũng thường thấp hơn.
Thậm chí, kể cả với các công ty trong cùng ngành và cùng quy mô, ROA cũng có thể rất khác nhau vì còn tùy vào giai đoạn vòng đời của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty đang ở giai đoạn đầu tư, tiếp cận thị trường thường sẽ có ROA thấp hơn nhiều so với một một công ty đang trong giai đoạn tăng trường.
Vì vậy, ROA được sử dụng tốt nhất để phân tích hiệu quả đầu tư tài sản của một doanh nghiệp theo thời gian, chẳng hạn như theo dõi liên tục qua từng quý, từng năm.
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên của đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “ROA là gì?”, cách tính và ưu nhược điểm của ROA. Mong rằng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức để đánh giá tình hình hoạt động hiệu quả hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.