Ủy thác đầu tư là gì? Các quy định về ủy thác đầu tư

Trong xã hội hiện đại như ngày nay, ủy thắc đầu tư ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Quá trình này giúp người ủy thác chuyển giao trách nhiệm và chịu ít gánh nặng trong việc quản lý tài sản, đồng thời tận dụng được sự chuyên nghiệp và kiến thức chuyên sâu của người được ủy thác tạo ra lợi nhuận cho mình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm ủy thác đầu tư trong bài viết sau nhé!

Ủy thác đầu tư là gì?

Trên thực tế, nhiều người có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng lại không có thời gian, kiến thức nên không muốn tự mình đầu tư. Do đó, hoạt động ủy thác đầu tư đã ra đời, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tăng tỷ lệ sinh lời trên nguồn vốn sẵn có. 

Ủy thác đầu tư là việc nhà đầu tư (bên ủy thác) bàn giao tiền cho một tổ chức, doanh nghiệp (bên nhận ủy thác) để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Dựa trên thỏa thuận giữa hai bên, bên nhận ủy thác thay mặt cho bên ủy thác thực hiện các hoạt động kinh tế và chịu mọi rủi ro. 

Ủy thác đầu tư là gì?
Ủy thác đầu tư là gì?

Bên nhận ủy thác sẽ có trách nhiệm sử dụng số tiền của bên ủy thác một cách hiệu quả nhất để thu được lợi nhuận cao. Hoạt động ủy thác này được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng và được quản lý, kiểm soát theo quy định của pháp luật. 

Những kênh đầu tư phổ biến được sử dụng trong hoạt động ủy thác đầu tư bao gồm chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử,…

Đặc điểm của uy thác đầu tư

Ủy thác đầu tư đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đã triển khai các gói ủy thác đầu tư phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.

Mỗi hình thức ủy thác sẽ mang lại cho nhà đầu tư tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Lợi nhuận thu về càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì thế, bạn phải cân nhắc đến mục đích đầu tư để lựa chọn hình thức ủy thác phù hợp. 

Ủy thác đầu tư bao gồm những hình thức nào?

Ủy thác đầu tư được phân chia thành ba hình thức dựa trên mức độ chia sẻ rủi ro cùng quyền và nghĩa vụ của các bên. Cụ thể:

  • Nhận ủy thác với lợi tức cố định: Đây là hình thức ủy thác đầu tư an toàn, ít rủi ro với những người không muốn mạo hiểm. Theo đó, bên ủy thác sẽ được chia lợi tức định kỳ và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biến động của thị trường.
  • Nhận ủy thác có chia sẻ rủi ro cao: Hình thức đầu tư này được sử dụng khi có các danh mục đầu tư tiềm năng, kỳ vọng đem lại lợi nhuận lớn cho bên ủy thác nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Lúc này, bên nhận ủy thác sẽ có trách nhiệm chia sẻ rủi ro với khách hàng. 
  • Nhận ủy thác không chia sẻ rủi ro: Theo như hình thức đầu tư này, bên ủy thác sẽ chịu hoàn toàn các rủi ro. Bên nhận ủy thác chỉ có trách nhiệm mang tiền đi đầu tư, không chịu rủi ro. 

Có nên ủy thác đầu tư không?

Cũng giống như các loại hình đầu tư khác, ủy thác đầu tư cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. 

Có nên ủy thác đầu tư không?
Có nên ủy thác đầu tư không?

Ưu điểm

  • Lợi nhuận an toàn và ổn định: Khi đặt cạnh việc tự đầu tư thì ủy thác đầu tư mang đến lợi nhuận an toàn và ổn định hơn. Bởi vì, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm nên hạn chế được rủi ro.
  • Danh mục đầu tư đa dạng: Thông thường, nếu muốn đầu tư vào một lĩnh vực bạn sẽ phải chi ra một khoản vốn tương đối lớn. Trong khi đó, cùng với số tiền đó nếu ủy thác đầu tư cho các tổ chức tài chính thì họ có thể giúp bạn phân chia các danh mục đầu tư đa dạng hơn.
  • Tiện lợi, dễ dàng tiếp cận: Đây chính là điểm sáng của ủy thác đầu tư so với các loại hình khác. Bạn chỉ cần đưa tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp để họ giúp bạn đầu tư thay vì dành thời gian nghiên cứu chuyên sâu. 
  • Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn đi đầu tư nhưng vẫn không xuất hiện trực tiếp. Nhờ đó, nguồn vốn được sử dụng tối ưu, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh từ đối thủ.

Nhược điểm

  • Chọn bên nhận ủy thác uy tín: Bởi vì, toàn bộ hoạt động đầu tư đều được thực hiện bởi bên nhận ủy thác nên bạn cần xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng đối tác uy tín, tin cậy. 
  • Thời gian thu được lợi nhuận tương đối dài: Lợi nhuận thu được từ hoạt động ủy thác đầu tư thường đạt kết quả tốt nhất trong dài hạn. 
  • Không có khả năng kiểm soát vốn: Bên ủy thác đã giao toàn quyền đầu tư cho bên nhận ủy thác nên không được phép đưa ra các quyết định đầu tư.
  • Do đó, bạn phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp đáng tin cậy để ủy thác đầu tư. 
  • Cần am hiểu về hợp đồng, pháp luật liên quan: Bạn cần tìm hiểu kỹ các nội dung trong hợp đồng và các giấy tờ pháp lý trước khi đi tới thỏa thuận chính thức. Việc này giúp bạn hạn chế được các rủi ro về mặt pháp luật khi có tranh chấp xảy ra. 

Việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm của ủy thác đầu tư giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định phù hợp với số tiền mình đang có.

Nhưng phương thức ủy thác đầu tư chúng khoản tại Việt Nam

Uỷ thác đầu tư chứng khoán là việc nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) giao tiền cho bên nhận uỷ thác để đầu tư vào các sản phẩm của chứng khoán, nổi bật nhất trong đó là cổ phiếu.

Nhưng phương thức ủy thác đầu tư chúng khoản tại Việt Nam
Nhưng phương thức ủy thác đầu tư chúng khoản tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, có các hình thức uỷ thác đầu tư chứng khoán như sau:

Uỷ thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ

Những công ty quản lý quỹ sẽ đứng ra nhận uỷ thác từ bạn và đầu tư vào các danh mục cổ phiếu rất đa dạng. Ưu điểm của hình thức này là nhà đầu tư sẽ có rất nhiều lựa chọn về cổ phiếu. Nhược điểm của hình thức này là phí quản lý sẽ rất cao.

Trước khi chọn uỷ thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ, bạn nên tìm hiểu kỹ về đơn vị này, hoạt động trong thời gian quá khứ và gần đây như thế nào, có dấu hiệu bất thường nào trong hoạt động hay không, từng có “phốt” sử dụng nguồn vốn của khách hàng không hiệu quả hay không…

Uỷ thác đầu tư cho bên môi giới

Khi bạn uỷ thác đầu tư cho bên môi giới thì thường các cổ phiếu nắm giữ là cổ phiếu ngắn hạn, không nắm giữ cổ phiếu dài hạn. Bên môi giới sẽ nhận tiền hoa hồng (giống như một loại phí trả cho công ty quản lý quỹ) dù giao dịch chứng khoán có lời hay không.

Ủy thác đầu tư cho cá nhân

Tại Việt Nam, khung pháp lý về uỷ thác đầu tư chưa rõ ràng, cho nên, ngoài các tổ chức tài chính thì bạn cũng thể uỷ thác đầu tư chứng khoán cho cá nhân khác. Những thoả thuận về việc sử dụng vốn, trách nhiệm của hai bên sẽ do hai bên tự thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước.

Quy định về ủy thác đầu tư của nhà nước

Quy định về ủy thác đầu tư của nhà nước
Quy định về ủy thác đầu tư của nhà nước

Nguyên tắc ủy thác đầu tư

  • Ủy thác đầu tư phải được lập thành văn bản.
  • Bên ủy thác chỉ được ủy thác cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác mà bên ủy thác được thực hiện và được ủy thác theo quy định của pháp luật.Bên nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đối với những nội dung ủy thác mà bên nhận ủy thác được thực hiện và được nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
  • Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba.
  • Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với tiến bộ thực hiện nội dung ủy thác.
  • Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác.
  • Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định về hợp đồng ủy thác

Hợp đồng ủy thác đầu tư phải có tối thiểu các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
  • Đối tượng ủy thác.
  • Mục đích ủy thác.
  • Phạm vi, nội dung ủy thác.
  • Thời hạn ủy thác.
  • Phí ủy thác.
  • Vốn ủy thác, thời gian giao vốn ủy thác.
  • Đồng tiền thực hiện ủy thác ( nếu có).
  • Quyền , nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác , bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.
  • Chấm dứt hợp đồng trước hạn.
  • Xử lý tranh chấp.
  • Và các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật. 

Một số kinh nghiệm giúp việc ủy thác đầu tư đạt được thành công

Một số kinh nghiệm giúp việc ủy thác đầu tư đạt được thành công
Một số kinh nghiệm giúp việc ủy thác đầu tư đạt được thành công

Một số bí quyết để giúp nhà đầu tư ủy thác đầu tư thành công:

  • Nhà đầu tư nên lựa chọn bên nhận ủy thác uy tín, giàu kinh nghiệm. Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động ủy thác đầu tư. Một tổ chức có sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư cũng như có trách nhiệm sẽ giúp nguồn vốn của bạn có thể sinh lời tối đa. 
  • Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể là điều kiện giúp các nhà đầu tư thành công khi ủy thác đầu tư. Mặc dù, giao toàn quyền quyết định cho bên nhận ủy thác nhưng bạn cũng nên xác định lĩnh vực đầu tư và tiến độ báo cáo cụ thể để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Nhà đầu tư không nên ủy thác đầu tư cho nhiều lĩnh vực trong cùng một thời điểm. Bởi vì, hoạt động đầu tư này mang tính chất dài hạn. Việc đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực sẽ khiến cho nguồn vốn bị chia nhỏ. Bạn dễ bị sa vào những danh mục tăng trưởng ngắn hạn theo xu hướng, không có ích trong tương lai.

Tổng kết

Như vậy, ủy thác đầu tư sở hữu nhiều ưu điểm phù hợp với những người có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng không có nhiều thời gian tìm hiểu. Nếu lựa chọn được bên nhận ủy thác uy tín, giàu kinh nghiệm thì bạn sẽ thu được mức lợi nhuận cao.

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *