Vốn chủ sở hữu là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính và kế toán, ám chỉ số tiền và tài sản mà các chủ sở hữu đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cùng tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì cũng như cách tính vốn chủ sở hữu chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là một trong những yếu tố hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp và thể hiện tổng giá trị các tài sản mà chủ doanh nghiệp sở hữu hoặc đồng sở hữu cùng các cổ đông, thành viên liên doanh.
Vốn chủ sở hữu bao gồm phần còn lại sau khi trừ hết các khoản nợ phải trả. Đây là nguồn tài trợ cố định và thường xuyên cho doanh nghiệp, tạo dựng nguồn lực cần thiết để đưa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh.
Các thành viên góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như quyết định hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Vốn chủ sở hữu cũng tạo nền tảng để định giá giá trị của doanh nghiệp và thể hiện khả năng tài chính và bền vững của công ty.
Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu này sẽ được ưu tiên để trả nợ, phần còn lại sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn ban đầu của họ.
Những thành phần cấu tạo nên vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu được hình thành bởi 4 thành phần chính lần lượt là: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, chênh lệch tài sản và tỷ giá, các nguồn khác.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nguồn vốn này tồn tại dưới hai hình thức là vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần.
- Vốn cổ phần: Là số vốn thực tế được đóng góp từ các cổ đông, được quy định trong điều lệ công ty. Đối với công ty cổ phần, vốn góp được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu.
- Thặng dư vốn cổ phần: Là khoản tiền chênh lệch doanh nghiệp có được sau khi phát hành cổ phiếu.
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Đây là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế chưa được chia cho các bên cổ đông và thành viên liên doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Các loại quỹ: Được trích từ lợi nhuận trong năm. Có nhiều loại quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,… Tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà có những quy định trích quỹ riêng. Tỷ lệ trích lập quỹ không vượt quá quy định của pháp luật.
- Lợi nhuận chưa phân phối: Là khoản lợi nhuận chưa được chia còn lại của doanh nghiệp.
Chênh lệch tài sản và tỷ giá
Được thể hiện bởi chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Là số chênh lệch khi đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản đánh giá lại có thể là tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hay thậm chí là hàng tồn kho…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Chênh lệch này thường phát sinh trong các trường hợp mua bán, trao đổi thực tế bằng ngoại tệ, đánh giá các loại tiền tệ gốc ngoại tệ, hay các chuyển đổi báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng.
Các nguồn khác
- Cổ phiếu quỹ: Là giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại, bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí liên quan khác.
- Nguồn vốn dùng cho đầu tư xây dựng, nguồn kinh phí sự nghiệp và các nguồn khác.
Cách tính vốn chủ sở hữu
Vậy công thức tính vốn chủ sở hữu là gì. Cùng theo dõi công thức dưới đây:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp (ngắn hạn + dài hạn) – Tổng nợ phải trả |
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn: Tiền mặt (VND, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển và các khoản khác tương đương tiền (vàng, bạc…).
- Tài sản dài hạn: Các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản và các loại tài sản dài hạn khác.
- Nợ phải trả: Bao gồm phải trả người bán, trả Nhà nước, trả thuế, trả công nhân viên, phải trả nội bộ, vay nợ tài chính, các khoản ký quỹ, ký cược, tiền mua hàng ứng trước và các khoản nợ khác.
Ví dụ:
Một nhà máy sản xuất có mức đầu tư chứng khoán là 7 tỷ đồng. Tổng giá trị máy móc thiết bị là 4 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng tồn kho là 1 tỷ đồng. Các khoản phải thu của nhà máy là 2 tỷ đồng.
Hiện tại nhà máy đang có khoản nợ 3 tỷ đồng. Tổng chi phí nhân công là 300 triệu đồng cùng với chi phí cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là 2 tỷ đồng.
Vậy vốn chủ sở hữu của nhà máy này được tính như sau:
- Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ = (7 + 4 + 1 + 2) – (3 + 0.3 + 2) = 8.7 tỷ đồng.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn đối với từng loại hình doanh nghiệp hiện nay
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn là một chỉ số quan trọng sử dụng để đánh giá và đảm bảo tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nó thể hiện khả năng của doanh nghiệp đáp ứng các cam kết tài chính và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Loại hình doanh nghiệp | Đặc điểm | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn |
Doanh nghiệp nhà nước | Doanh nghiệp do chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước sở hữu và điều hành, phục vụ lợi ích công cộng và đáp ứng nhu cầu xã hội. | Khoảng 30% đến 50% |
Công ty cổ phần | Doanh nghiệp chia thành cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu, có tính pháp nhân riêng biệt và cổ đông chịu trách nhiệm giới hạn. | Khoảng 20% đến 30% |
Công ty hợp danh | Các cá nhân hoặc tổ chức hợp tác với nhau, chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm không giới hạn đối với các khoản nợ của công ty. | Khoảng 10% đến 20% |
Doanh nghiệp tư nhân | Doanh nghiệp do cá nhân hoặc nhóm cá nhân sở hữu và điều hành, không huy động vốn từ công chúng. | Khoảng 30% đến 40% |
Doanh nghiệp liên doanh | Hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty độc lập để thực hiện dự án kinh doanh cụ thể, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. | Tùy biến |
Những yếu tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu không cố định và có thể thay đổi theo thời gian và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố tác động làm tăng – giảm vốn chủ sở hữu bao gồm:
Yếu tố làm tăng vốn chủ sở hữu
- Góp thêm vốn: Chủ sở hữu hoặc các cổ đông có thể quyết định góp thêm vốn vào doanh nghiệp để tăng vốn chủ sở hữu.
- Lợi nhuận kinh doanh: Khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, một phần lợi nhuận này có thể được tính vào vốn chủ sở hữu.
- Bổ sung từ quỹ đầu tư: Khi doanh nghiệp nhận được bổ sung từ các quỹ đầu tư hoặc tài trợ từ các tổ chức tài chính.
- Phát hành cổ phiếu: Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn từ cổ đông mới.
Yếu tố làm giảm vốn chủ sở hữu
- Rút vốn: Cổ đông hiện hữu có thể yêu cầu rút vốn khỏi doanh nghiệp, dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu.
- Lỗ kinh doanh: Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và ghi nhận thua lỗ, điều này có thể làm giảm vốn chủ sở hữu.
- Mua lại cổ phiếu: Doanh nghiệp có thể mua lại cổ phiếu của cổ đông, dẫn đến giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu.
- Phân phối cổ tức: Khi doanh nghiệp phân phối cổ tức cho cổ đông, một phần lợi nhuận này sẽ được chia nhỏ và làm giảm vốn chủ sở hữu.
- Chi trả nợ vay: Nếu doanh nghiệp phải chi trả nợ vay, số tiền này sẽ được trừ vào vốn chủ sở hữu.
So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Bên cạnh hiểu được những khái niệm và thông tin về vốn chủ sở hữu, bạn cần phân biệt được vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Bởi trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp bị nhầm lẫn với hai khái niệm này dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bạn đọc theo dõi ngày bảng phân tích dưới đây để có thể phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ nhé!
Tiêu chí | Vốn chủ sở hữu | Vốn điều lệ |
Định nghĩa | Là tổng giá trị sở hữu của doanh nghiệp sau khi trừ đi tổng nợ và các khoản phải trả. | Là số tiền tối đa mà công ty được phép huy động từ cổ đông bằng việc phát hành cổ phiếu. |
Chủ sở hữu | Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào góp vốn | Cá nhân, tổ chức đã góp hoặc cam kết góp vốn vào |
Cơ chế hình thành | Được hình thành từ ngân sách nhà nước, các khoản vốn do chủ sở hữu hoặc cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp. | Được quy định trong điều lệ công ty và phản ánh mức giới hạn vốn mà công ty có thể huy động. |
Đặc điểm | Không phải là khoản nợ. | Nếu doanh nghiệp phá sản, vốn điều lệ được coi là khoản nợ của doanh nghiệp. |
Ý nghĩa | Phản ánh thực trạng của các nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp hay các thành viên góp vốn | Thể hiện cơ cấu vốn trong doanh nghiệp và là cơ sở phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro với các nhà đầu tư góp vốn |
Liên quan đến vốn | Liên quan đến vốn của doanh nghiệp sau khi hoạt động kinh doanh | Liên quan đến mức vốn tối đa mà doanh nghiệp được phép huy động từ cổ đôn |
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi vốn chủ sở hữu là gì cũng như các thông tin liên quan về vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp muốn hoạt động bình thường cần có vốn chủ sở hữu đáp ứng quy mô kinh doanh. Hiểu được các nguồn hình thành hay cách tính vốn chủ sở hữu giúp bạn xây dựng cơ cấu vốn hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!