Cán cân thương mại là gì? Nó bị tác động bởi những yếu tố nào?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, cán cân thương mại là một thuật ngữ mà chúng ta thường nghe đến trong kinh tế học. Nó đóng vai trò là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình kinh tế và mức độ cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Vậy cán cân thương mại là gì? Nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại có tên tiếng anh là Balance of Trade – BOT và có một số tên gọi khác như là xuất khẩu ròng, thặng dư thương mại. Cán cân thương mại sẽ ghi lại các thông tin về sự thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc gia với thời điểm nhất định. Thời gian có thể tính theo quý hoặc năm. 

Số liệu cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia. 

Cán cân thương mại sẽ được xác định theo số 0 như sau:

  • Mức chênh lệch > 0: thể hiện cán cân thương mại có thặng dư 
  • Mức chênh lệch < 0: cán cân thương mại đang bị thâm hụt 
  • Mức chênh lệch = 0: lúc này cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng
Cán cân thương mại là gì?
Cán cân thương mại là gì?

Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế như thế nào?

Cán cân thương mại có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu của quốc gia. Vậy nên các nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến vì nó có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của quốc gia đó được phát triển. Một số quốc gia hiện nay, xuất khẩu được coi là nguồn thu nhập chính. 

Vì vậy, vai trò của cán cân thương mại là rất quan trọng trong sự phát triển việc làm, xã hội như sau:

  • Dựa theo các số liệu của cán cân thương mại, các quốc gia sẽ thấy được sự thay đổi trong xuất nhập khẩu, mức chênh lệch ở các khoảng thời gian khác nhau. Nhờ vào đó để đưa ra được các chính sách phù hợp, hướng đến sự phát triển kinh tế lâu dài và ổn định hơn. 
  • Cán cân thương mại còn cho thấy được sự thay đổi đối hoái của đồng nội tệ với ngoại tệ, thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một đất nước. 
  • Nhìn vào cán cân thương mại của một quốc gia, người ta còn thấy được khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. 
  • Các số liệu cán cân thương mại còn cho thấy mức đầu tư, thu nhập, tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Vậy những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại? Có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 yếu tố chính như sau: 

Lạm phát

Lạm phát được coi là một trong những yếu tố quan trọng có mức ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại. Khi một quốc gia có lạm phát cao sẽ kéo theo sự khan hiếm của hàng hóa, giá cả trở nên đắt đỏ. Điều này sẽ dẫn đến mức cạnh tranh trong xuất nhập khẩu với các nước khác giảm đi. 

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái thể hiện cho sự chênh lệch của đồng nội tệ và ngoại tệ với các quốc gia. Vậy nên có ảnh hưởng không hề nhỏ đến cán cân thương mại của quốc gia đó. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, sự cạnh tranh hàng hóa của một quốc gia cụ thể là:

  • Khi tỷ giá nội tệ tăng lên thì giá nhập khẩu sẽ rẻ và hàng hóa xuất khẩu lại có mức giá cao. 
  • Trường hợp giá nội tệ giảm, lúc này hàng hóa nhập khẩu lại đắt đỏ và hàng hóa xuất khẩu rẻ. 

Chính vì vậy mà giá nội tệ tăng hay giảm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Một ví dụ giúp chúng ta hiểu hơn về tỷ giá hối đoái như sau:

  • Tại thời điểm của bài viết này, tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Mỹ là 1USD = 23,605 Đồng. Vậy nên hoạt động xuất khẩu với Mỹ sẽ có lợi cho Việt Nam. Xét một sản phẩm khác khi 1kg gạo cùng chất lượng Việt Nam có giá khoảng 1$ thì ở Mỹ 1kg có giá 5$. 

Nhập khẩu

có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu.

Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Xuất khẩu

Khi xét đến chính sách thương mại thì yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều hay ít còn tùy thuộc vào chính sách của quốc gia đó. 

Đối với các quốc gia có sự cạnh tranh về xuất khẩu nông nghiệp như nước ta thì chính sách thương mại sẽ tập trung chủ yếu vào giảm thuế, trợ giá, xây dựng các khu nông nghiệp trọng điểm. Như vậy mới giúp giá thành sản xuất giảm, đồng thời sản lượng được tăng lên, góp phần tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Không những vậy, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại đó chính là chính sách mở cửa hay hạn chế xuất nhập khẩu. Trong trường hợp quốc gia đó đi theo chính sách tự cung tự cấp, đóng cửa thương mại. Như vậy cán cân thương mại sẽ ở mức cân bằng.

Thu nhập trong nước

Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng theo. Do vậy, CCTM phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.

Sự kiện chính trị

Bất ổn chính trị, xung đột và tranh chấp thương mại sẽ tác động đáng kể đến cán cân thương mại. Chúng phá vỡ chuỗi cung ứng, thay đổi tuyến đường và mối quan hệ thương mại.

Thiên tai

Các sự kiện như bão, động đất, hạn hán hoặc thảm họa thiên nhiên khác sẽ làm gián đoạn sản xuất và thương mại, gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại của quốc gia.

Cách tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại hay còn là tỷ lệ xuất khẩu ròng của một quốc gia. Chúng ta sẽ tính theo công thức như sau:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu 

Trong đó:

  • Nếu xuất khẩu > nhập khẩu: cán cân thương mại dương và có thặng dư thương mại
  • Nếu xuất khẩu < nhập khẩu: cán cân thương mại âm, âm hụt thương mại 
  • Nếu xuất khẩu = nhập nhập: cán cân thương mại cân bằng
Công thức tinh cán cân thương mại
Công thức tinh cán cân thương mại

Cán cân thương mại sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ theo quý hoặc là năm. Từ thông tin trên biểu đồ, người ta sẽ biết được giá trị xuất nhập khẩu so với các quốc gia khác. 

Một số biểu đồ được sử dụng để thể hiện cán cân thương mại như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường. Ví dụ như số liệu cán cân thương mại nước ta năm 2004-2006 ( số liệu mang tính tham khảo) như sau:

  Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)  Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)
Năm 2004 4,300 1,900
Năm 2005 3,200 2,400
Năm 2006  4,200 2,900

Nguyên nhân nào dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại?

Thâm hụt cán cân thương mại do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ của quốc gia sẽ giảm lãi suất trong nước và nhờ vậy mà đầu tư trong nước tăng lên. 
  • Lạm phát tăng cao: Khi lạm phát tăng cao sẽ kéo theo tỷ giá đối hoái chênh lệch lớn hơn. Vì vậy mà giá trị hàng hóa bị đẩy lên cao, đắt đỏ, mức độ tiêu dùng giảm. 
  • Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách có thể xảy ra bởi tác động của nhiều yếu tố khác nhau như là nền kinh tế suy thoái, các dự án đầu tư tràn lan nhưng không có hiệu quả… 
  • Mức tiết kiệm thấp: Người dân có mức tiết kiệm thấp, thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm. 
  • Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia: Khi cơ cấu đất nước đó chỉ tập trung nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
  • Chính sách thuế nhập khẩu thương mại: Cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách tăng hoặc giảm thuế suất…

So sanh giữa các cân thương mại và cán cân thanh toán

Cơ sở so sánh  Cán cân thương mại  Cán cân thanh toán 
Ý nghĩa  Nắm bắt được tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của đất nước với các quốc gia khác.  Theo dõi được các giao dịch kinh tế của quốc gia với các nước khác 
Hồ sơ Các giao dịch liên quan tới hàng hóa  Giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ 
Chuyển vốn Không được trong cán cân thương mại  Được trong cán cân thanh toán 
Đánh giá tốt hơn  Giúp đưa ra cái nhìn một phần nào đó về nền kinh tế đất nước  Đưa ra cái nhìn về vị trí kinh tế của đất nước 
Thành phần  Thành phần của tài khoản vãng lai thanh toán  Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn 

Cán cân thương mại ở Việt Nam thời điểm hiện tại

Cán cân thương mại ở Việt Nam thời điểm hiện tại
Cán cân thương mại ở Việt Nam thời điểm hiện tại

Trong những năm gần đây, cán cân thương mại của Việt Nam thường ở mức khá cân bằng, có thặng dư thương mại nhưng không quá vượt trội. 

Trong năm 2023, tình hình xuất nhập khẩu được đánh giá là đã có nhiều tín hiệu tích cực. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố vào cuối ngày 29/8, trong 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quốc gia đạt 435,23 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu giảm 10%; nhập khẩu giảm 16,2%. Cụ thể:

  • Xuất khẩu đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ
  • Nhập khẩu đạt 207,52 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm ngoái

8 tháng đầu năm 2023 nước ta dự tính xuất siêu khoảng 20,19 tỷ USD. Theo đánh giá, vĩ mô đang có nhiều yếu tố ủng hộ, dự kiến tình trạng xuất nhập khẩu có thể hồi phục trong cuối năm nay.

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ về cán cân thương mại là gì cũng như các vấn đề liên quan khác. Làm thế nào để cán cân thương mại thặng dư luôn là bài toán mà chính phủ hướng tới. Đừng quên theo dõi loạt bài đọc thú vị khác về kinh tế tài chính khác của chúng tôi nhé.

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *