Chi phí cơ hội (opportunity cost) là gì? Ý nghĩa và cách tính

Chi phí cơ hội là một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp nhất khi phải chọn lựa giữa nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi phí cơ hội là gì, cách tính chi phí cơ hội cũng như cách vận dụng nó sao cho hiệu quả nhất ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) hay còn gọi là chi phí kinh tế. Chi phí cơ hội là lợi ích bị bỏ qua có được từ lựa chọn không được chọn. Chi phí này là chi phí nội bộ nghiêm ngặt được sử dụng để dự tính chiến lược, nó không bao tính trong lợi nhuận kế toán mà được loại trừ khỏi báo cáo tài chính bên ngoài.

Bằng cách hiểu chi phí cơ hội, bạn có thể đánh giá và so sánh giữa các cơ hội và quyết định tốt nhất cho mình. Nếu bạn không xem xét chi phí cơ hội, có thể bạn sẽ không nhận ra những hậu quả tiềm tàng của quyết định của mình.

Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là gì?

Ví dụ cụ thể giúp bạn nắm rõ chi phí cơ hội là gì?

Ở mỗi khía cạnh, chi phí cơ hội sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Trong kinh doanh

Giả sử, bạn đang có nhu cầu đầu tư vào 2 doanh nghiệp với số vốn là 10 tỷ để nhận tiền hoa hồng mỗi năm. Trong đó:

  • Doanh nghiệp A cam kết sẽ chi trả cho bạn 1 tỷ/năm tiền lời, thời gian vay là 3 năm;
  • Doanh nghiệp B cam kết sẽ chi trả 1.2 tỷ/năm tiền lời, đáo hạn từng năm.

Bạn chỉ có đủ số vốn cho 1 trong 2 doanh nghiệp đầu tư. Sau khi cân nhắc, bạn đã lựa chọn đầu tư vào doanh nghiệp A. Khi đó, chi phí cơ hội bạn mất đi là 200 triệu VNĐ (mức chênh lệch giữa khoản lợi nhuận mà 2 doanh nghiệp đưa ra).

Khi xem xét ở góc độ kinh tế học, ta thấy:

  • Nếu bạn đầu tư vào doanh nghiệp A, bạn được đảm bảo rằng sau 3 năm bạn sẽ thu về số tiền lời là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền. Giả sử, nếu bạn cần gấp số tiền này, bạn sẽ khó lấy lại được tức thì hoặc phải chịu phí do rút vốn trước hạn.
  • Nếu bạn chọn đầu tư cho doanh nghiệp B, số tiền lời thu được mỗi năm là 1.2. Tiền lời sẽ tăng lên là 3 tỷ 6 nếu bạn đầu tư vào đơn vị này trong vòng 3 năm.

Đối với hai lựa chọn này, chi phí cơ hội mà bạn phải bỏ ra là 1.8 tỷ (đặt trong trường hợp nguồn tiền đầu tư vào doanh nghiệp B không phát sinh lợi nhuận trong 2 năm tiếp theo).

Trong cuộc sống

Trong cuộc sống, có không ít lần chi phí cơ hội đã được đặt ra tính toán. Chỉ là bạn chưa ý thức được sự tồn tại của giá trị này. Ví dụ, bạn lựa chọn giữa việc học đại học và đi làm sau khi học xong cấp 3:

  • Nếu đi làm luôn: bạn sẽ kiếm được tiền trang trải cuộc sống và lo cho gia đình. Tuy nhiên, với lao động phổ thông bạn khó nâng cao mức lương, đồng thời sự tiếp cận thông tin, kiến thức bị giới hạn.
  • Nếu học tiếp: bạn mất 2.5 – 6 năm trên giảng đường, không có tiền nhưng bù lại bạn có cơ hội kiếm được công việc tốt trong tương lai, mở mang đầu óc.

Trong trường hợp này, chi phí cơ hội là số tiền bạn kiếm được khi lựa chọn đi làm và số tiền học phí cũng như thời gian học đại học.

Vai trò của chi phí cơ hội

Cuộc sống luôn khiến con người phải đứng trước những sự lựa chọn bởi chúng ta không có đủ nguồn lực để thực hiện mọi điều mong muốn. Sự khan hiếm luôn tồn tại khiến con người rơi vào tình trạng rối bời vì khó xác định phương hướng. Việc tìm hiểu chi phí cơ hội là gì giúp chúng ta đưa ra quyết định phù hợp hơn. 

Chúng ta cần dựa trên lợi ích của cơ hội, tiềm năng phát triển… để đo lường giá trị và đưa ra quyết định. Việc tính toán chi phí cơ hội là điều cực kỳ quan trọng đối với những nhà quản lý thường phải đưa ra quyết định lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả tập thể, công ty

Vai trò của chi phí cơ hội
Vai trò của chi phí cơ hội

Các ưu điểm và hạn chế chủa chi phí cơ hội

Mọi phương án đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Chi phí cơ hội cũng không phải ngoại lệ.

Ưu điểm

Chi phí cơ hội giúp bạn nhìn nhận các vấn đề sau:

  • Nhận thức rõ cơ hội bị mất: chi phí cơ hội buộc bạn phải cân nhắc dựa trên giá trị thực tế. Nếu bạn chọn phương án này thì bạn sẽ đánh mất giá trị tương ứng. Khi đó, bạn sẽ phải tính toán để đưa ra quyết định có lợi cho mình.
  • So sánh giá trị tương đối của lựa chọn: chi phí cơ hội giúp bạn so sánh lợi ích tương đối của lựa chọn và đưa ra quyết định.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trên, chi phí cơ hội vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Tốn thời gian: việc xác định chi phí cơ hội cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xem xét, so sánh mọi khía cạnh của vấn đề. Nếu bạn không thu xếp được thời gian thực hiện thì kết quả chi phí này không có giá trị sát với thực tế.

Khó khăn trong việc xác định chi phí kế toán: chi phí cơ hội là chi phí trong tương lai vậy nên khó định lượng kế toán. Thêm nữa, khoản chi phí này không được liệt kê vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Có những loại chi phí cơ hội nào?

Chi phí cơ hội bao gồm toàn bộ các lợi ích bị bỏ qua bởi việc lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Chi phí này bao gồm chi phí cơ hội hiện hữu (Explicit Opportunity Cost) và chi phí cơ hội ẩn (Implicit Opportunity Cost).

Chỉ tiêu Chi phí cơ hội hiện hữu Chi phí cơ hội ẩn
Khái niệm Là chi phí trực tiếp của một quyết định, được thể hiện dưới dạng thanh toán trực tiếp bằng tiền Là chi phí gián tiếp của một quyết định, bao gồm chi phí bỏ qua lựa chọn tốt nhất
Ý nghĩa Chi phí hiện hữu là khoản tiền doanh nghiệp trả để sử dụng các nguồn lực đầu vào (như lao động, tư bản) không thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Chi phí này có thể bao gồm tiền lương, tiền thuê nhà, nguyên vật liệu thô…

Vì vậy, khi xem xét chi phí cơ hội hiện, ta xem xét các chi phí biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và kế toán cần ghi nhận nó như những khoản chi phí khác

Chi phí ẩn là chi phí biểu thị các khoản chi trả để có thể sử dụng các nguồn lực đầu vào thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp. Chi phí ẩn biểu thị khi sử dụng nguồn lực của mình tức là doanh nghiệp đã hy sinh đi khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể kiếm được bằng cách cho thuê hay bán nguồn lực đó cho người khác. 
Ví dụ Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp thuê một nhân viên mới với mức lương 200 triệu VND mỗi năm. Khi sử dụng nhân viên đó, mỗi năm doanh nghiệp mất 200 triệu chi phí cơ hội hiện hữu. Ví dụ: Khi một doanh nghiệp sử dụng một lô đất thuộc sở hữu của mình làm nhà xưởng, doanh nghiệp mất cơ hội cho thuê lô đất đó. Vậy thu nhập từ cho thuê lô đất đó chính là chi phí cơ hội ẩn của việc xây nhà xưởng.

Một ví dụ để thấy rõ sự khác biệt của hai chi phí trên như sau: 

Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu một lô đất như trên đề cập, giả sử, nếu xây dựng nhà kho, chi phí để xây dựng sẽ khoảng 5 tỷ, nhà kho sử dụng trong 8 năm. Tuy nhiên, nếu công ty cho thuê quyền sử dụng lô đất, thu từ cho thuê mỗi năm 600 triệu, đồng thời, chi phí để đi thuê một nhà kho khác để sử dụng sẽ vào khoảng 480 triệu/1 năm. Vậy trong trường hợp này, chi phí cơ hội của việc giữ đất để đầu tư xây dựng nhà kho gồm:

  • Chi phí cơ hội hiện chính là chi phí xây dựng nhà kho: 5 tỷ VND
  • Chi phí cơ hội ẩn chính là khoản thu nhập của việc cho thuê đất bị bỏ qua: 600 triệu x 8 = 4.8 tỷ VND

Tổng chi phí cơ hội của lựa chọn xây dựng nhà kho:

= Chi phí cơ hội hiện + Chi phí cơ hội ẩn

= 5 tỷ + 4.8 tỷ = 9.8 tỷ VND

Cách tính chi phí cơ hội

Công thức tính chi phí cơ hội:

OC = FO – CO

Trong đó: 

  • OC: Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)
  • FO: Lợi nhuận của sự lựa chọn hấp dẫn nhất 
  • CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn
Cách tính chi phí cơ hội
Cách tính chi phí cơ hội

Ví dụ:

Trường hợp 1, bạn có 100 triệu gửi ngân hàng với lãi 7 triệu/năm

Trường hợp 2, 100 triệu đó bạn đầu tư vào chứng khoán với lợi nhuận ước tính 12%/năm. Với phương án này bạn lãi được 12 triệu/năm.

Nếu bạn chọn phương án 1, thì chi phí cơ hội của bạn tính như sau: 

  • OC = FO – CO = 12.000.000 – 7.000.000 = 5.000.000 (VNĐ)

Vậy chi phí bạn sẽ phải đánh đổi nếu tiếp tục sẽ là 5 triệu

Lưu ý: chi phí này không chỉ là việc mất tiền hay chi phí tài chính mà còn mất thời gian, công sức, sở thích hay những lợi nhuận khác trong cuộc sống nên bạn cần cân nhắc kỹ.

Cách vận dụng chi phí cơ hội vào thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất

Cách vận dụng chi phí cơ hội vào thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất
Cách vận dụng chi phí cơ hội vào thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất

Trong kinh doanh, đầu tư

Chi phí cơ hội được ứng dụng rất nhiều trong kinh doanh, đầu tư. Khi đầu tư hay kinh doanh, bạn nên hiểu rõ, áp dụng nguyên tắc chi phí cơ hội sẽ giúp cho bạn giảm thiểu rủi ro và có các chiến lược phù hợp. 

Ví dụ: Bạn có 100 triệu, bạn muốn đầu tư sinh lời và đang có 3 phương án cho bạn lựa chọn: 

  • Phương án 1: Đầu tư chứng khoán với tỷ suất sinh lời dự kiến 15% – 20%/năm, Tuy nhiên, bạn cần phải có kiến thức nhất định về đầu tư và rủi ro của đầu tư chứng khoán cao.
  • Phương án 2: Gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 7% – 8%/năm với độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và không cần tốn thời gian theo dõi 
  • Phương án 3: Đầu tư vào chứng chỉ quỹ với tỷ suất lợi nhuận là 8% – 10%/năm. Độ rủi ro trung bình, chỉ cần theo dõi kiểm tra định kỳ. 

Nếu bạn lựa chọn phương án 2 và 3 thì bạn sẽ đánh đổi lợi nhuận tiềm năng của đầu tư chứng khoán có thể lên tới 30%/năm nếu đầu tư đúng thời điểm thị trường tốt.

Nếu lựa chọn đầu tư chứng khoán đúng thời điểm thì tốt lợi nhuận cao. Nhưng nếu thị trường rủi ro thì bạn sẽ mất đi lãi suất ổn định khi gửi tiết kiệm ngân hàng hay chứng chỉ quỹ. Và đầu tư chứng khoán sẽ làm mất nhiều thời gian nghiên cứu, phân tích và theo dõi. 

Trong các lựa chọn trong cuộc sống

Ứng dụng chi phí cơ hội không chỉ áp dụng cho kinh doanh, đầu tư mà còn áp dụng trong cuộc sống. Xung quanh trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều sự lựa chọn, khi bạn hiểu rõ và biết cách áp dụng chi phí cơ hội vào cuộc sống để đưa ra quyết định cho bạn ở thời điểm hiện tại và tương lai. 

Ví dụ: Bạn nhận được Thư mời là việc ở 2 công ty A và B, được cả 2 công ty nhận. Nếu bạn lựa chọn công ty A thì gần nhà tiết kiệm thời gian di chuyển nhưng lương chỉ 10 triệu. Còn lựa chọn công ty B thì xa nhà hơn nhưng mức lương cao hơn, 13 triệu. 

Chi phí cơ hội giúp bạn cân nhắc lợi ích và khó khăn trong các cơ hội, giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội tốt nhất đối với bản thân.

Sự khác nhau giữa chi phí cơ hội và chi phí chìm

Song hành với khái niệm Opportunity Cost là gì, ta có khái niệm Sunk Cost. Theo đó, chi phí chìm (Sunk Cost) là chi phí mà bất kỳ phương án lựa chọn nào cũng đều phải có. Trong kinh doanh, chi phí chìm là chi phí thuê nhà xưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng nhà xưởng để sản xuất, lưu kho đều cần. 

Dựa vào bảng phân tích dưới đây, chi phí cơ hội và chi phí chìm có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí so sánh

Chi phí chìm

Chi phí cơ hội

Phân loại Là chi phí kế toán, được ghi nhận trong sổ sách kế toán Không phải chi phí kế toán, không được ghi nhận trong bất kỳ sổ sách nào
Kiểm chứng Dễ dàng kiểm chứng thông qua hồ sơ, chứng từ Khó xác định vì không được thể hiện trên hồ sơ
Mức độ tác động Dễ dàng bị loại bỏ khi xem xét quyết định đầu tư bởi đây là chi phí trong quá khứ và không thể thu hồi

Doanh nghiệp phải xem xét chi phí này trước khi bắt đầu quyết định đầu tư

Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp

Cách đo lường Đo lường dựa trên mức chi phí đã chi trả trong lịch sử  Đo lường dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua
Tính ứng dụng Cần được loại bỏ để các công thức tính toán đạt hiệu quả cao hơn Ứng dụng rộng rãi

Kinh nghiệm ứng dụng chi phí cơ hội

Khi nhìn vào chi phí cơ hội, nhiều người sẽ cho rằng thật dễ để tính toán ra loại chi phí này. Nhưng trên thực tế, chi phí cơ hội khiến không ít cá nhân, doanh nghiệp hoang mang mỗi khi nhắc đến. Để hạn chế tình trạng này và giúp bạn nắm chắc cơ hội trong tay, dưới đây là trọn bộ bí kíp mà bạn nên tham khảo.

Kinh nghiệm ứng dụng chi phí cơ hội
Kinh nghiệm ứng dụng chi phí cơ hội

Phải suy xét, đánh giá thật kỹ trước khi đưa ra quyết định

Cuộc sống luôn mang lại cho bạn nhiều lựa chọn cùng một lúc. Bạn cần bình tĩnh, tỉnh táo để tính toán chi phí cơ hội dưới góc độ khả năng hiện tại của mình. Hãy luôn nhớ rằng, một cơ hội tốt nhất phải là cơ hội phù hợp với điều kiện thực hiện mà bạn đang có.

Xác định rõ ràng mong muốn của bản thân

Cơ hội có rất nhiều nhưng bạn phải chọn dựa trên mục tiêu, mong muốn của bản thân bạn. Khi đã có mục tiêu, bạn sẽ biết cái gì đúng, cái gì sai, đâu mới là cơ hội mình muốn có. Nếu mục tiêu không rõ ràng, mọi thứ xuất hiện trước mắt bạn thật mơ hồ. Bạn sẽ dễ rối loạn và để cơ hội tốt vụt khỏi tầm tay.

Chi phí cơ hội phải được tính toán kỹ càng

Công thức tính chi phí cơ hội tuy đơn giản nhưng bạn cần dành nhiều thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng. Mọi sự nóng vội đều không mang lại kết quả tốt cho mình. Hơn nữa, khi tính toán bạn sẽ hình dung rõ hơn về những giá trị được và mất để nhận thức được điều gì phù hợp nhất với mình để lựa chọn.

Tổng kết

Trên đây là thông tin đầy đủ, chi tiết về nội dung chi phí cơ hội là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ với quý độc giả. Hy vọng với thông tin này, bạn đọc hiểu thêm về chi phí cơ hội và những giá trị mà chi phí mang lại. Từ đó, học cách tính toán và lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn trong tương lai.

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *