Chiết khấu là gì? Có mấy loại? Cách tính chiết khấu

Trong số các chiến dịch marketing của các doanh nghiệp hiện nay, chiết khấu là phương pháp thường thấy nhất. Nếu vận dụng tốt khái niệm này, các doanh nghiệp có thể tăng doanh thu hiệu quả. Vậy chiết khấu là gì? Có mấy loại chiết khấu? Làm sao để tính và vận dụng chiết khấu hiệu quả vào kinh doanh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là gì?
Chiết khấu là gì?

Trong kinh doanh thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, chiết khấu là giảm giá niêm yết của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó với tỷ lệ phần trăm nhất định. Tỷ lệ phần trăm chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh như một chiến lược tiếp thị về giá của một sản phẩm đối với khách mua hàng, đặc biệt là những người lần đầu sử dụng.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch Marketing để hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh, kích thích mua sắm tiêu dùng.

Khi thực hiện chiết khấu, cả khách hàng và doanh nghiệp đều nhận được những lợi ích riêng cho mình. Ví dụ như người mua thì được mua hàng với giá thấp hơn bình thường, còn bên bán thì nhận lại được một số lợi ích đi kèm như tăng doanh số, xử lý hàng tồn…

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm đặt ra ưu đãi chiết khấu 10% cho đơn hàng có tổng giá trị từ 01 triệu đồng.

Với ưu đãi này, thay vì chỉ mua 700.000 đồng theo nhu cầu, khách hàng sẽ mua thêm 300.000 đồng nữa để tiết kiệm 100.000 đồng.

Trong lĩnh vực ngân hàng

Trong lĩnh vực ngân hàng, chiết khấu được định nghĩa tại Luật các tổ chức tín dụng như sau:

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Chiết khấu ngân hàng là một trong những nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một  khoản tiền bằng giá trị đến hạn trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng.

Hiểu một cách đơn giản, chiết khấu là mua giấy tờ có giá ngắn hạn thấp hơn mệnh giá khi đến hạn thanh toán.

Tỷ lệ chiết khấu giữa giá phải trả và giá trị danh nghĩa của những giấy tờ có giá là lãi suất nhận được về khoản cho vay để đổi lấy vật đảm bảo là giấy tờ có giá.

Ví dụ: Nếu một trái phiếu có giá danh nghĩa là 10.000 đồng, có thời hạn thanh toán 01 năm được mua với giá 9.000 đồng, thì 1.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi mua biểu thị lãi suất (tỷ lệ chiết khấu) là 1000/9000 = 11,1%.

Các khái niệm liên quan đến chiết khấu

  • Chiết khấu trái phiếu: Trái phiếu chiết khấu (Discount Bond) là trái phiếu có giá phát hành hoặc thị giá giao dịch trên thị trường thứ cấp thấp hơn mệnh giá của trái phiếu. Ví dụ: Doanh nghiệp A phát hành trái phiếu chiết khấu không lãi suất với mệnh giá 02 triệu đồng/trái phiếu vào ngày 01/9/2022 và đáo hạn vào ngày 01/9/2024. Vào thời điểm ngày 03/9/2020, chị B mua trái phiếu này với giá 1.7 triệu đồng/trái phiếu. Đến ngày đáo hạn, chị B sẽ nhận được số tiền 02 triệu đồng/trái phiếu từ công ty A.
  • Hệ số chiết khấu: Hệ số chiết khấu là số thập phân được nhân với giá trị của dòng tiền để chiết khấu giá trị hiện tại. Hệ số chiết khấu tăng theo thời gian khi hiệu ứng lãi kép tăng lên.
  • Tỷ lệ chiết khấu: Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh, thường được tính tương đương với mức chi phí vốn trong tài chính.
  • Suất chiết khấu: Suất chiết khấu là tỷ suất dùng để so sánh sự chênh lệch giá trị của một đồng nhận ở tương lai so với một đồng ở thời điểm hiện tại. Thông thường, suất chiết khấu được dùng để tính toán, so sánh chính là chi phí cơ hội của vốn, còn gọi chi phí sử dụng vốn. Giá vốn là cái giá phải trả để có được tài trợ. Đây cũng có thể được coi là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà công ty cần để thực hiện một dự án đầu tư mới.
  • Lãi chiết khấu: Lãi suất chiết khấu là thuật ngữ thường dùng trong hoạt động tài chính – ngân hang, chỉ mức lãi suất do ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay. Trong một số trường hợp, các ngân hàng thương mại phải vay tiền từ ngân hàng trung ương nhằm tránh tình trạng thiếu tiền khi khách hàng muốn rút. Lãi suất chiết khấu được xem như một công cụ chính sách tiền tệ và là cơ sở quan trọng của các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại.
  • Tái chiết khấu: Tái chiết khấu là việc một công cụ nợ ngắn hạn có thể chuyển nhượng được chiết khấu lần thứ hai. Khi thanh khoản trên thị trường thấp, các ngân hàng có thể tăng tiền mặt bằng cách tái chiết khấu. Tái chiết khấu cũng là một phương thức ngân hàng Trung ương cấp vốn cho các ngân hàng.
Các khái niệm liên quan đến chiết khấu
Các khái niệm liên quan đến chiết khấu

Những loại chiết khấu phổ biến trong kinh doanh

Chiết khấu trong kinh doanh có 03 loại phổ biến:

  • Chiết khấu khuyến mại: Là khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ do người bán đưa ra cho người mua. Kích thích người mua thanh toán hoặc đưa ra quyết định mua hàng trong thời gian nhanh chóng. Đây là một kỹ thuật cực kì hữu ích trong bán hàng và là hình thức chiết khấu phổ biến thường thấy.
  • Chiết khấu số lượng: Không như chiết khấu trên giá sản phẩm, chiết khấu số lượng là khi khách hàng mua trên 2 loại sản phẩm sẽ được tặng thêm một sản phẩm khác. Đối với các doanh nghiệp muốn nhanh chóng bán hết sản phẩm tồn kho sắp hết hạn sử dụng có thể dùng chiết khấu số lượng từ 1 sản phẩm..
  • Chiết khấu thương mại: Là giảm giá hàng hóa nếu người mua hàng mua với số lượng lớn. Mục đích nhằm để khuyến khích khách mua hàng số lượng lớn. Dạng chiết khấu này thường sử dụng với những nhà phân phối hàng hóa. Các nhà sản xuất sẽ khuyến khích những siêu thị, cửa hàng, đại lý của mình mua số lượng hàng lớn sẽ nhận được mức giảm giá từ 5 – 15%.

Ngoài các loại trên còn có các hình thức chiết khấu khác như: Chiết khấu giá bán sỉ cho khách hàng; giá lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua hoặc giá giá cho nhân viên, hay chiết khấu theo mùa…

Cách tính chiết khâu

Chiết khấu được tính theo công thức đơn giản sau: Lấy giá gốc trừ đi phần giá đã được giảm. Giá sau chiết khấu được tính theo công thức:

Y = X – t%.X = (1 – t%).X

Trong đó, X là giá bán gốc còn t% chính là chiết khấu. Đại lượng Y thể hiện giá bán sau chiết khấu. Áp dụng công thức này bạn có thể biết được mức giá sau chiết khấu có khiến doanh nghiệp lỗ vốn hay không.

Ví dụ, một loại sản phẩm chăm sóc da có giá gốc là 1 triệu đồng. Sản phẩm có tỷ lệ chiết khấu là 20%. Vậy ta có thể suy ra chiết khấu là 20% x 1.000.000 = 200.000 VND.

Giá bán của sản phẩm sau khi được chiết khấu là 1.000.000 – 200.000 = 800.000 VNĐ.

Chiết khấu mang lại cho hoạt động kinh doanh những lợi ích nào?

hiết khấu mang lại cho hoạt động kinh doanh những lợi ích nào?
hiết khấu mang lại cho hoạt động kinh doanh những lợi ích nào?

Tăng doanh số bán hàng

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất khi áp dụng chiết khấu trong bán hàng là tăng doanh số mà không cần nỗ lực lớn để thuyết phục khách hàng.

Chiết khấu là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng và kích cầu một cách hiệu quả. Đặc biệt, việc áp dụng các chính sách chiết khấu, giảm giá trong các dịp lễ, Tết hoặc các mùa bán hàng đặc biệt có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng.

Bằng cách thực hiện chiết khấu một cách hợp lý và đúng đắn, chủ kinh doanh có thể đẩy mạnh doanh số bán hàng đột phá ngay lập tức.

Kích thích khách hàng mua các sản phẩm mới

Đối với các sản phẩm mới ra mắt, chiết khấu là một cách hiệu quả để kích thích nhu cầu. Đặc biệt đối với những người tiêu dùng đã quen với một sản phẩm cụ thể, họ thường ít có xu hướng thử các sản phẩm mới. 

Do đó, người bán cần một chiến lược phù hợp để thu hút sự chú ý đối với sản phẩm mới, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm đó.

Giải quyết được hàng tồn kho

Khi còn quá nhiều hàng tồn kho cũ mà không được khách hàng ưa chuộng, chiến lược chiết khấu có thể giúp nhanh chóng thanh lý số hàng này để làm mới kho hàng và tiếp tục kinh doanh.

Các chương trình giảm giá cho hàng gần hết hạn sử dụng hoặc “xả lỗ” cho các sản phẩm không được ưa chuộng… Áp dụng chiết khấu trong những trường hợp này có thể giúp chủ kinh doanh giải quyết vấn đề tồn kho mà vẫn duy trì doanh thu cho cửa hàng một cách hiệu quả.

Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Đối với một số mô hình kinh doanh, đặc biệt là các hệ thống kinh doanh sản phẩm tự sản xuất, việc triển khai các chương trình ưu đãi nhằm quảng bá và tăng cơ hội trải nghiệm sản phẩm không còn xa lạ.

Kết hợp với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, chủ kinh doanh có thể tối đa hóa hiệu quả thu hút và tạo ấn tượng sâu đậm về sản phẩm trong tâm trí của khách hàng.

GIúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng thân thiết hơn

Trong hoạt động kinh doanh, sự có mặt của khách hàng thân thiết mang tính quyết định vì nghiên cứu cho thấy 80% doanh thu của bạn đến từ khách hàng cũ, chỉ có 20% từ khách hàng mới. 

Vì vậy, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng và duy trì mối quan hệ với họ thông qua các chính sách chiết khấu phù hợp là một điều cần thiết mà mọi doanh nghiệp cần chú trọng.

Đối với danh sách khách hàng hiện tại, việc áp dụng các chính sách như chiết khấu dựa trên lịch sử mua sắm, số lần mua hàng, kỷ niệm sinh nhật hoặc điểm thưởng… là những cách thường được áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

Những mặt hạn chế của chiết khấu trong kinh doanh

Chiết khấu là chính sách hiệu quả để gia tăng doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu quá lạm dụng các chương trình chiết khấu, người bán có thể phải nhận lấy một số hệ lụy:

  • Quá thường xuyên chiết khấu khiến khách hàng không còn tin vào chương trình giảm giá, thậm chí khi để nguyên giá sẽ không bao giờ mua.
  • Khách hàng không còn hứng thú mua hàng.
  • Khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
  • Lợi nhuận bị hao hụt.

Như vậy, để tránh gặp phải những bất lợi này thì mọi người nên tìm hiểu nhiều phương pháp gây sự chú ý với khách hàng hơn chứ không nên dùng mỗi chính sách chiết khấu. Cần phải đa dạng chiến lược bán hàng thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Những mặt hạn chế của chiết khấu trong kinh doanh
Những mặt hạn chế của chiết khấu trong kinh doanh

Sử dụng chiết khấu như thế nào trong kinh doanh để mang lại hiệu quả cao?

Nếu thực hiện chiết khấu đúng thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong kinh doanh, sau đây là một số kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả phương pháp chiết khấu:

  • Tập trung vào đúng giá trị của sản phẩm: Đây là yếu tố hàng đầu để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Người mua hàng luôn mong muốn mua một sản phẩm hữu dụng hoặc có ý nghĩa với họ. Vì vậy, nên sản phẩm không mang lại giá trị thật sự thì rất khó để thuyết phục họ bỏ tiền. Bên cạnh việc chiết khấu, cần biết truyền tải giá trị sản phẩm đến với khách hàng để cảm thấy hứng thú.
  • Tập trung vào nhu cầu của các khách hàng. Mỗi người sẽ có những mong muốn và nhu cầu riêng đối với mỗi sản phẩm. Cần xác định tệp khách hàng của mình rồi đưa cho họ đúng thứ họ cần. Sau đó kích cầu bằng cách chiết khấu thì tỷ lệ chốt đơn thành công sẽ rất cao.
  • Phải có chiến dịch marketing đi kèm. Muốn thực hiện một chiến dịch chiết khấu hiệu quả thì phải tiếp cận được lượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn có giá bán hấp dẫn, nhưng lại không ai biết đến thì mọi công sức là lãng phí. Vì vậy, lên kế hoạch truyền thông cho sản phẩm cũng là một việc hết sức quan trọng.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi có thể giải đáp cho bạn chiết khấu là gì và cách áp dụng chiết khấu vào kinh doanh hiệu quả. Đây là một hình thức marketing sản phẩm thường được sử dụng mang lại doanh thu cực kỳ hấp dẫn.

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *