Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dụng để đo lường sự biến động của mức độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong một quốc gia. CPI cung cấp thông tin quan trọng về lạm phát và sự ổn định kinh tế, đồng thời có tầm quan trọng đối với cả người tiêu dùng và các chính sách kinh tế. Vậy chỉ số CPI là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cách tính CPI ra sao? Mọi thông tin sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng – Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.

CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông, hàng hóa, giải trí và các dịch vụ khác.

Chỉ số CPI là gì?
Chỉ số CPI là gì?

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm.

Ngoài ra, sự biến động của CPI còn có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế, gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu và thất nghiệp trên diện rộng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

Cach tính CPI

Ngoài việc thắc mắc chỉ số CPI là gì, nhiều người cũng dành thời gian tìm kiếm về cách tính chỉ số giá tiêu dùng. Cụ thể, cách tính CPI cũng khá đơn giản, không quá nhiều bước phức tạp, bạn chỉ cần làm theo các bước như bên dưới đây:

  • Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa tiêu biểu bằng cách xác định lượng hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình tiêu thụ thông qua số liệu từ việc điều tra và thống kê trên thực tế.
  • Bước 2: Thống kê tất cả giá thành của mọi mặt hàng có mặt trong giỏ hàng hóa tại thời điểm được xác định cụ thể để định giá được giá cả của sản phẩm.
  • Bước 3: Đếm số lượng hàng hóa rồi nhân với giá cả của từng loại. Sau đó, tiến hành cộng tất cả các con số lại để tính toán tổng chi phí cần chi để mua giỏ hàng hóa.
  • Bước 4: Tính chỉ số CPI cho từng năm theo công thức như bên dưới:
Công thức tính CPI
Công thức tính CPI

Một số lưu ý nên biết khi tính toán chỉ số CPI

Khi tính CPI chúng ta cần quan tâm đến 3 vấn sau:

Chỉ số CPI có khả năng phản ánh cao hơn thực tế

Trong thực tế với sự xuất hiện nhiều sản phẩm trên cùng một mặt hàng, việc cố định giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ không được chính xác. Nếu hàng hóa hay dịch vụ trong giỏ hàng cố định có xu hướng tăng, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng thay đổi sản phẩm khác với mức giá thấp hơn. Và dẫn đến chỉ số CPI sẽ phản ánh cao hơn so với thực tế.

Không phản ánh được sự xuất hiện của các mặt hàng mới

Trong một thị trường mở như hiện nay, các công ty thường xuyên cho ra mắt sản phẩm dành cho nhiều phân khúc khách hàng, cũng như có sự cạnh tranh về giá với đối thủ. Tuy vậy, khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta buộc phải cố định giả hàng hóa/ dịch vụ và không thể cập nhật thêm những sản phẩm mới.

Vì thế lúc này, chỉ số CPI không phản ánh kịp thời sự xuất hiện của những mặt hàng mới, lượng mua cao.

Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa

Trong trường hợp sản phẩm trong giỏ cố định có xu hướng tăng giá đồng thời chất lượng hàng cũng tăng theo tỉ lệ thuận hoặc tăng vượt mức giá thành, thì sản phẩm đó không được xét vào sản phẩm tăng. Đối với thị trường khó tính như hiện nay, chất lượng sản phẩm được các công ty chú trọng và thường xuyên cải thiện và nâng cao.

Vì lý do này, khi tính toán CPI chúng ta sẽ gặp phải tình trạng phóng đại mức giá và không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa.

Một số lưu ý nên biết khi tính toán chỉ số CPI
Một số lưu ý nên biết khi tính toán chỉ số CPI

Chỉ số giá tiêu dùng có tác động như thế nào đến nền kinh tế?

Khi chỉ số CPI giảm đồng nghĩa với giá trị giỏ hàng hóa cố định (hay giá cả hàng hóa/ dịch vụ) giảm. Khi đó, chúng ta hiểu rằng nếu thu nhập của người dân không đổi, thì họ sẽ có cơ hội cải thiện mức sống, và nâng cao chất lượng đời sống hằng ngày.

Ngược lại, khi chỉ số tiêu dùng tăng cao sẽ phản ánh rằng giá cả sản phẩm đang có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân. Họ phải chi trả nhiều hơn cho việc mua sắm nhu yếu phẩm, trong khi mức thu nhập thì không được cải thiện.

Những mặt hạn chế khi sử dụng chỉ số CPI

Chỉ số CPI không áp dụng cho tất cả các nhóm dân cư, mà chỉ dựa trên nhu cầu chi tiêu cho một giỏ hàng hóa cố định ở vùng thành thị. Do đó, CPI không biểu thị đúng về giá hàng hóa tại một số vùng nông thôn và khu vực miền núi. Và vì nhu cầu mỗi vùng miền, khu vực dân cư hoàn toàn khác nhau, thế nên việc phản ánh mức giá tiêu thụ của một hoặc một vài khu vực không là chỉ số khách quan để đánh giá chung cho cả một quốc gia.

Bên cạnh đó, CPI chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm của một cá thể nên sẽ có rất nhiều hạn chế do mỗi người nhu cầu mua hàng sẽ khác nhau. Tăng hay giảm giá cả đều bị tác động khá mạnh bởi môi trường xung quanh, nhưng CPI lại không đề cập đến vấn đề này. Ví dụ như khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh, một số mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên rất hiếm hoi. Và do cung không đáp ứng đủ cầu nên giá thành buộc phải tăng và thay đổi liên tục.

Chỉ số CPI trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số CPI trong đầu tư chứng khoán
Chỉ số CPI trong đầu tư chứng khoán

Mỗi liên hệ giữa thị trường chứng khoán và CPI

Chỉ số giá tiêu dùng CPI có thể ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường chứng khoán. Khi CPI tăng, thị trường chứng khoán có thể giảm điểm. Điều này là do lạm phát có thể làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Lạm phát có thể làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận. Ngoài ra, lạm phát cũng có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng, khiến các doanh nghiệp bán được ít hàng hóa và dịch vụ hơn.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CPI và thị trường chứng khoán không hoàn toàn tuyến tính. Có những trường hợp CPI tăng nhưng thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm. Điều này có thể xảy ra nếu các yếu tố khác, chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế, vẫn tích cực.

Cách vận dụng chỉ số CPI vào đầu tư chứng khoán

Các nhà đầu tư chứng khoán có thể sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đưa ra các quyết định đầu tư. Khi CPI tăng, các nhà đầu tư có thể cân nhắc bán bớt cổ phiếu của các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Ngược lại, khi CPI giảm, các nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ lạm phát.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng CPI để theo dõi mức độ lạm phát và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Khi lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư vào các tài sản có thể chống lại lạm phát, chẳng hạn như vàng, bất động sản, v.v.

Tổng kết

Dù còn nhiều hạn chế, song CPI vẫn là chỉ số được các nhà kinh tế quan tâm. Và trên đây là những thông tin tổng quan giúp bạn hiểu rõ chỉ số CPI là gì như các bước tính toán CPI đơn giản. Đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người, nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *