Tỷ suất sinh lợi nội bộ (Internal Rate of Return – IRR) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, được sử dụng để đánh giá tính khả thi và lợi nhuận của một dự án hay khoản đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn IRR là gì, cách tính IRR và ý nghĩa của nó trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số IRR là gì?
Chỉ số IRR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Internal Rate of Return”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số này cho biết khả năng sinh lời của những khoản đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty A đầu tư 1 tỷ vào dự án B có chỉ số IRR = 8%. Chỉ số này cho biết tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp thu về hàng năm là 8%, tương ứng lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu về từ việc đầu tư vào dự án B là 80 triệu/ năm.
Công thức tinh IRR
Công thức tính IRR như sau:
Trong đó:
- IRR: Tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ tại thời điểm cần tính
- NPV: Giá trị hiện tại của dòng tiền dự án
- Ct: Giá trị hiện tại của dòng tiền thu về tại thời gian t (Thường tính theo năm)
- r: Tỷ lệ chiết khấu
- t: Thời gian thực hiện dự án/ thời gian đầu tư
- C0: Chi phí đầu tư ban đầu của nhà đầu tư (t=0)
Công thức trên biểu thị IRR là nghiệm của phương trình có giá trị NPV = 0.
Dựa vào kết quả các chỉ tiêu tài chính và chỉ số IRR tính toán được, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không khi so sánh các chỉ số IRR với tỷ lệ chiết khấu như sau:
- IRR < r: loại bỏ
- IRR = r: loại bỏ hoặc đầu tư
- IRR > r: đầu tư
Ví dụ: Công ty A dự tính đầu tư vào dự án B với vốn đầu tư ban đầu là 6 tỷ trong vòng 4 năm. Trong 2 năm đầu, doanh nghiệp cần phải bổ sung VLĐ là 500 triệu đồng. Ước tính số VLĐ sẽ thu hồi vào năm cuối cùng của dự án. Như vậy trong suốt mỗi năm từ 1 – 4 dự án sẽ tạo ra 2 tỷ/ 1 năm. Công ty có nên thực hiện dự án không? Biết rằng r = 10%.
Lời giải
Ta có r = 10% => NPV = 0,23 > 0
Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn 1 tỷ lệ chiết khấu > 10% để có thể tính NPV.
Giả sử: r = 15% ta có: NPV = – 0,44
=> IRR = 10% + 0,23 x (15% – 10%) / (0,23 + 0,44) = 11,7%
Dễ thấy IRR > r ( Tức 11,7% > 10%)
=>> Kết luận: Dự án có khả năng sinh lời cao, doanh nghiệp nên đầu tư.
Chỉ số IRR có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa của chỉ số IRR với từng đối tượng sử dụng cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp: IRR cung cấp các căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Họ sẽ biết được những dự án nào có tính khả thi và nhanh chóng thu hồi vốn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tính IRR để đánh giá so sánh nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được những dự án/ khoản đầu tư có lợi nhất.
- Đối với chứng khoán: Các nhà đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu đáo hạn sử dụng trong để so sánh các chỉ số IRR giữa các phương án đầu tư. Điều này giúp họ xây dựng được danh mục những khoản đầu tư tối ưu. Dựa vào đó, họ sẽ tiến hành phân chia tiền đầu tư một cách thông minh để phân tán rủi ro tài chính.
Nhìn chung, các chỉ số IRR hỗ trợ doanh nghiệp / chủ đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả và chính xác hơn. Thông qua hoạt động đánh giá và đo lường khả năng thu hồi vốn của các dự án/ khoản đầu tư, doanh nghiệp/ chủ đầu tư cũng có thể giảm thiểu đáng kể các rủi ro trong đầu tư.
Những ưu điểm và nhược điểm của chỉ số IRR
Dưới đây là bảng đánh giá ưu điểm và hạn chế của chỉ số IRR:
Tiêu chí đánh giá | Ưu điểm | Hạn chế |
Đối tượng sử dụng | Doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ đề có thể sử dụng | Không phù hợp với những dự án đầu tư nhỏ lẻ, thông số thấp |
Cách biểu thị | Biểu thị dưới dạng tỷ lệ % dễ so sánh và trực quan | |
Tính khả thi | – Đo lường được hiệu quả của dự án/ khoản đầu tư
– Dễ dàng định mức lãi suất phù hợp với dự án – Tính toán độc lập với vốn. – Tạo cơ sở cho doanh nghiệp/ nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư |
– Các chỉ số được tính toán trên số liệu giả định nên chỉ mang tính chất tương đối, không chính xác 100%.
– Không phản ánh chính xác tỷ suất lợi nhuận của dự án đầu tư – Tốn thời gian tính toán, bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lãi ròng cao. – Chỉ số IRR thay đổi nhiều bởi yếu tố thời gian |
Chỉ số IRR bao nhiêu là hợp lý?
Trong bối cảnh đầu tư, một IRR (Internal Rate of Return) cao thường được coi là tốt hơn.
IRR là lãi suất mà ở đó giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến từ một dự án đầu tư sẽ bằng với mức đầu tư ban đầu. Do đó, một IRR cao cho thấy rằng dự án có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn so với mức đầu tư ban đầu.
Mức IRR “tốt” phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm ngành nghề, quy mô dự án, và mức độ rủi ro. Một số quy tắc chung có thể như sau:
- So sánh với lãi suất không rủi ro: IRR nên cao hơn lãi suất không rủi ro (thường là lãi suất trái phiếu chính phủ) để xem xét đầu tư. Điều này đảm bảo rằng dự án mang lại lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các công cụ tài chính không rủi ro.
- So sánh với lãi suất yêu cầu: IRR nên cao hơn lãi suất yêu cầu (còn gọi là tỷ lệ lợi nhuận mong đợi) của nhà đầu tư. Lãi suất yêu cầu này thường phản ánh mức độ rủi ro mà nhà đầu tư sẵn lòng chấp nhận.
- So sánh giữa các dự án: Khi so sánh nhiều dự án đầu tư, dự án với IRR cao hơn thường được ưu tiên. Tuy nhiên, cần cân nhắc đến các yếu tố khác như rủi ro của dự án, thời gian đầu tư, và dòng tiền dự kiến.
Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào IRR để đưa ra quyết định đầu tư. Cần xem xét các yếu tố khác như rủi ro của dự án, tình hình tài chính tổng thể của nhà đầu tư, và các chỉ số khác như NPV (Net Present Value).
Chỉ số IRR có quan hệ ra sao với chỉ số NPV?
IRR là biến số làm cho phương trình NPV = 0. Vì thế, có thể nói IRR và NPV có quan hệ tập nghiệm. Cả 2 chỉ số này đều phản ánh mức độ khả thi của dự án. IRR xác định theo tỷ lệ phần trăm và NPV xác định theo số tiền. Trong khi IRR phản ánh khả năng thu hồi vốn của dự án thì NPV biểu thị tính khả thi về dòng tiền hay khả năng tài chính của nó.
Như đã nói ở trên, việc tính IRR không thực sự hiệu quả khi đánh giá tính khả thi của những dự án quá dài hay quá ngắn hay những dự án có dòng tiền bất ổn và tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương do IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian. Lúc này, nhà đầu tư có thể sử dụng NPV như một phương pháp thay thế.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đánh giá nhiều dự án tại một thời điểm, không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật và thời gian thì nên ưu tiên sử dụng IRR. Bởi vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên linh hoạt trong cách sử dụng chỉ số IRR hay NPV để đạt được kết quả chính xác nhất nhé.
Cách vận dụng chỉ số IRR cho các doanh nghiệp
Hiểu được “irr là gì”, bạn đã có thể vận dụng IRR cho doanh nghiệp của mình theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Xác định dòng tiền doanh nghiệp dự tính sẽ đầu tư trong thời gian cụ thể. (Bao gồm các thu nhập từ doanh số bán hàng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và các dòng tiền khác liên quan đến doanh nghiệp.)
- Bước 2: Xác định kỳ vọng lợi nhuận từ dự án/ khoản đầu tư.
- Bước 3: Sử dụng công thức tính IRR để tính toán.
- Bước 4: So sánh giá trị IRR tính được từ bước 3 với tỷ lệ chiết khấu (r).
- Bước 5: Đánh giá và xem xét các yếu tố liên quan khác như như rủi ro, thị trường, chiến lược kinh doanh và các yếu tố tài chính khác để có nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện về khả năng thành công của doanh nghiệp.
- Bước 6: Đưa ra quyết định chính thức.
Lưu ý: Các chỉ số IRR chỉ mang tính chất tương đối dựa trên số liệu giả định. Do đó, doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp thêm những phương pháp và chỉ số khác để có thể đánh giá và đo lường chính xác nhất về mức độ khả thi về dự án.
Tổng kết
Như vậy, IRR là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp/ nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn, chính xác hơn. Dựa vào những thông tin chia sẻ trong bài viết, chúng tôi tin rằng bạn đã tìm cho mình câu trả lời về “irr là gì?” cũng như biết cách vận dụng IRR hiệu quả vào trong các hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!