Ngành kinh tế gồm những ngành nào? Học ngành nào tốt nhất?

Ngành kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều ngành con đóng góp vào sự phát triển và hoạt động của nền kinh tế. Từng ngành có vai trò và đặc điểm riêng, và việc lựa chọn học ngành nào phụ thuộc vào sự quan tâm, năng lực và mục tiêu cá nhân của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu xem ngành kinh tế gồm những ngành nào trong bài viết dưới đây để có lựa chọn sáng suốt trong con đường học vấn của mình nhé!

Ngành kinh tế gồm những ngành nào?
Ngành kinh tế gồm những ngành nào?

Tìm hiểu về ngành kinh tế

Ngành kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, nghiên cứu về cách mà các tài nguyên hạn chế được sử dụng và phân phối để đáp ứng nhu cầu của con người. Nó liên quan đến các khía cạnh như sự phân phối thu nhập, tạo ra giá trị gia tăng, quản lý rủi ro tài chính và ảnh hưởng của chính trị, xã hội và môi trường đối với quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Như vậy, ngành Kinh Tế không chỉ đơn thuần là việc nghiên cứu về số liệu, con số hay tài chính. Sâu xa hơn, ngành Kinh tế còn tập trung vào cách con người tạo ra, sử dụng và phân phối giá trị trong xã hội.

Ngành Kinh Tế đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế của một quốc gia. Những kiến thức từ ngành này giúp các quốc gia và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa sử dụng tài nguyên có hạn để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, người chọn theo đuổi ngành Kinh Tế thường được trang bị kiến thức phong phú và kỹ năng phân tích sâu rộng.

Chọn ngành học nào của khối kinh tế? - Trường đại học Tài chính - Ngân hàng

Trong đào tạo, khái niệm “kinh tế” bao trùm tất cả các ngành liên quan tới khía cạnh quản lý, tổ chức hoạt động kinh tế ở phạm vi vĩ mô toàn bộ nền kinh tế và ở phạm vi vi mô của từng tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.

Học Kinh tế, về bản chất là học các mối quan hệ trong quá trình triển khai hoạt động kinh tế của con người: mối quan hệ giữa các tổ chức với nhau; mối quan hệ giữa những cá nhân, các bộ phận trong một tổ chức; mối quan hệ giữa tổ chức với khách hàng, cộng đồng,…

Học ngành kinh tế cần thi khối nào?

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Hiện nay ngành kinh tế gồm những ngành nào?

Ngành kinh tế là ngành đa dạng về các lĩnh vực nghề nghiệp, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, và đó cũng là lý do nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trong và ngoài nước. Nếu bạn đang thắc mắc không biết ngành kinh tế gồm những ngày nào thì tham khảo ngay bảng danh sách bên dưới nhé.

Nhóm ngành quản trị

Nhóm ngành Quản trị đào tạo sinh viên về cách tổ chức và quản lý nguồn lực để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, tổ chức. Sinh viên học nhóm ngành Quản trị sẽ được học về các khía cạnh quản lý, chiến lược kinh doanh, quản trị nhân sự, và tiếp thị. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm để phát triển bản thân.

Nhóm ngành quản trị
Nhóm ngành quản trị

Những chuyên ngành thuộc nhóm ngành quản trị

  • Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh: Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và sâu rộng về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, và quản trị tài chính – ngân hàng, nhằm trang bị khả năng điều hành và quản lý một doanh nghiệp.
  • Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành: Sinh viên sẽ tiến hành nghiên cứu và học về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và thói quen của du khách cả trong nước và quốc tế. Họ sẽ phát triển các kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, cũng như kỹ năng thiết kế và quản trị sự kiện du lịch.
  • Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Sinh viên theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan đến kinh doanh nhà hàng và lĩnh vực ẩm thực. Cụ thể, họ sẽ học về quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, các phương pháp xây dựng khẩu phần và thực đơn, cũng như kiến thức về dinh dưỡng.
  • Chuyên ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện: Sinh viên ngành Quản trị Truyền thông sẽ được đào tạo cách xây dựng chiến lược, lập kế hoạch truyền thông, thông qua các góc nhìn về thiết kế và tư duy mỹ học. Đồng thời, họ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về hình ảnh, âm thanh cũng như các kỹ năng chuyên môn để thực hiện quá trình xây dựng các ấn phẩm truyền thông đa phương tiện.

Cơ hội việc làm cho nhóm ngành Quản trị

Bên cạnh đó, cơ hội việc làm trong nhóm ngành Quản trị rất đa dạng với mức lương hấp dẫn bao gồm làm việc tại doanh nghiệp, ngân hàng, tư vấn, tổ chức phi lợi nhuận, và chính phủ. Các vị trí có thể bao gồm quản lý dự án, chuyên viên tư vấn, quản lý nhân sự, quản lý tiếp thị, và nhiều vị trí khác.

Các trường đại học đào tạo nhóm ngành Quản trị

  • Đại học FPT 
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM 
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Nhóm ngành tài chính – ngân hàng

Ưu điểm của ngành Tài chính – Ngân hàng là có mức lương trung bình khởi điểm thường cao hơn so với các ngành khác. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty tài chính hay các ngân hàng sẽ có cơ hội làm việc ở các ngân hàng quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam.

Nhờ vậy mà lộ trình phát triển cũng rõ tàng và lâu dài hơn. Đây chính là những sức hút khiến ngành này luôn thu hút số lượng lớn các thí sinh đăng ký trong kì thi THPT và tham gia xét tuyển Đại học, Cao đẳng.

Nhóm ngành tài chính - ngân hàng
Nhóm ngành tài chính – ngân hàng

Những kiến thực được học trong nhóm ngành tài chính – ngân hàng

Các sinh viên theo học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được học những kiến thức về:

  • Kiến thức về thực hành nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
  • Kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.
  • Kiến thức chuyên môn về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ để đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
  • Được rèn luyện khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới.
  • Khả năng ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tiền tệ, tài chính.

Được đào tạo các kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu công việc bao gồm:

  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng…

Những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng

Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành học khá rộng liên quan đến nhiều dịch vụ ngân hàng, tài chính, vận hành tiền tệ, lưu thông,… và các chuyên ngành khác như:

  • Chuyên ngành Định giá tài sản
  • Chuyên ngành Ngân hàng
  • Chuyên ngành Thuế
  • Chuyên ngành Hải quan
  • Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
  • Chuyên ngành Đầu tư tài chính
  • Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
  • Chuyên ngành Tài chính quốc tế
  • Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Cơ hội việc làm cho ngành Tài chính – Ngân hàng

  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng …..
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
  • Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
  • Chuyên viên tài trợ thương mại
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn

Các trường đại học đào tạo nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương (FTU)
  • Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH)
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)
  • Đại học RMIT Việt Nam
  • Đại học FPT

Nhóm ngành kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với đó là tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng giao thương, với nhiều quốc gia.

Do vậy, chúng ta càng ngày có nhiều nguồn nhân lực trẻ với kiến thức vững về kinh tế cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những bạn sinh viên đang theo đuổi ngành học này.

Nhóm ngành kinh tế quốc tế
Nhóm ngành kinh tế quốc tế

Khi theo ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ học những kiến thức bao gồm

Các kiến thức nền tảng về:

  • Kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh tế quốc tế,…
  • Đặc điểm phát triển nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, và những vấn đề hội nhập kinh tế tại Việt Nam…

Các kiến thức chuyên sâu áp dụng vào thực tiễn như:

  • Cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài
  • Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu
  • Nghiên cứu thị trường
  • Bảo hiểm ngoại thương
  • Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
  • Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
  • Thương mại điện tử
  • Marketing quốc tế
  • Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu…

Những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế quốc tế

Các chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế không phân chuyên ngành, do vậy khi sinh viên theo học ngành này, ngoài các môn học đại cương, sinh viên còn được học các môn chuyên ngành khác như:

  • Chính sách kinh tế đối ngoại
  • Chính sách quản lý công ty đa quốc gia
  • Đàm phán kinh tế quốc tế
  • Công pháp quốc tế
  • Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế
  • Kinh tế ASEAN
  • Hội nhập kinh tế quốc tế

Các học phần sinh viên có thể học thêm để tăng cường vốn kiến thức cho nghề nghiệp sau này như:

  • Thuế quốc tế
  • Đấu thầu quốc tế
  • Giao dịch đàm phán kinh doanh
  • Luật kinh doanh quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Thương mại điện tử
  • Nghiệp vụ Ngoại thương
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kế toán quốc tế,…

Cơ hội việc làm cho nhóm ngành Kinh tế quốc tế

Một số vị trí công việc mà sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận như:

  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Chuyên viên marketing quốc tế
  • quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế
  • Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế

Các trường đại học đào tạo nhóm ngành Kinh tế quốc tế

  • Đại học FPT
  • Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội
  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM

Nhóm ngành kinh doanh thương mại

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty đều cần một đội ngũ nhân viên kinh doanh thương mại có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để có thể tăng sức cạnh tranh cũng như là phát triển doanh nghiệp bền vững. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh thương mại vẫn có nhiều hơn lựa chọn công việc và trở thành ngành nghề thuộc những ngành có sức hút các bạn trẻ.

Nhóm ngành kinh doanh thương mại
Nhóm ngành kinh doanh thương mại

Các kiến thức trong ngành kinh doanh thương mại

Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được học những kiến thức bao gồm:

  • Phân tích tài chính
  • Nghiên cứu thị trường
  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Nghiệp vụ bán hàng
  • Quản trị thương mại xuất nhập khẩu
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Quản trị bán hàng
  • Hoạt động bán hàng, bán lẻ
  • Nghiệp vụ PR
  • Quản trị bán lẻ
  • Marketing,…

Các kĩ năng cần thiết cho công việc ngành Kinh doanh thương mại gồm có:

  • Kỹ năng nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng
  • Kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ
  • Kỹ năng về quản trị lực lượng bán hàng
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng ngoại ngữ…

Những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Kinh doanh thương mại

Tùy vào thế mạnh đào tạo của mỗi trường sẽ phân chia ngành Kinh doanh thương mại thành các chuyên ngành như:

  • Logistics
  • Thương mại bán lẻ
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh doanh thương mại
  • Kinh doanh bán lẻ,…

Cơ hội việc làm cho nhóm ngành Kinh doanh thương mại

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên có thể lựa chọn các vị trí công việc như:

  • Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics
  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức,
  • Trưởng ngành hàng
  • Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
  • Nhân viên bộ phận bán hàng
  • công ty
  • Chuyên viên bộ phận thu mua
  • Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển
  • Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa
  • Chuyên viên quản lí kho bãi
  • Giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng
  • Chuyên viên marketing, PR
  • Cửa hàng trưởng
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng,…

Nhóm ngành kinh tế đối ngoại

Với thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, đất nước đang ngày càng mở cửa và hội nhập với thế giới chính là nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế đối ngoại. Vì vậy, để phát triển vững mạnh sẽ cần nhiều nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn vững về ngành này. Nhu cầu nhân lực tăng kéo theo nhiều cơ hội việc làm đã tạo nên sức hút của ngành Kinh tế đối ngoại.

Nhóm ngành kinh tế đối ngoại
Nhóm ngành kinh tế đối ngoại

Kiến thức được học trong ngành kinh tế đối ngoại

  • Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
  • Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
  • Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế
  • Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước
  • Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới

Những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế đối ngoại

Bên cạnh các môn học về giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành thì sinh viên còn được học các môn chuyên ngành khác như:

  • Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
  • Kinh doanh quốc tế
  • Bảo hiểm trong kinh doanh
  • Kinh tế học tài chính
  • Thanh toán quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Nghiệp vụ hải quan
  • Kinh tế kinh doanh
  • Pháp luật trong hoạt động KTĐN
  • Giao dịch thương mại quốc tế
  • Đàm phán quốc tế
  • Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam…

Cơ hội việc làm cho nhóm ngành Kinh tế đối ngoại

Khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên có thể tìm các công việc phù hợp với ngành học như:

  • Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên xử lý quá trình thanh toán, vận
    chuyển, kho bãi, bảo hiểm,…đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ
  • Chuyên viên hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại
  • Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại
  • Chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài
  • Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký
    kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài

Các chuyên ngành kinh tế hot nhất hiện nay

Sau khi đã tìm hiểu danh sách các ngành Kinh tế gồm những ngành nào, bước tiếp theo là xác định chuyên ngành Kinh tế phù hợp với nhu cầu bản thân. Dưới đây là một số thông tin về các chuyên ngành “hot” về Kinh tế được nhiều thí sinh lựa chọn.

Kinh doanh quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quá trình trao đổi và kinh doanh hàng hóa giữa các quốc gia đã trở thành một xu thế tất yếu. Điều này đã tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Để có thể thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm tốt và khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, sinh viên cũng cần tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa, thực tập và làm thêm.

Mức lương của nhân viên ngành Kinh doanh quốc tế khá cao, từ 12 – 30 triệu đồng/tháng (tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân). Với những ứng viên có năng lực xuất sắc, mức lương có thể cao hơn nữa.

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành học năng động, đầy tiềm năng, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê kinh doanh và mong muốn được công tác ở môi trường quốc tế.

Tài chính doanh nghiệp

Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần có một hệ thống tài chính vững mạnh, có khả năng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là ngành học đáp ứng nhu cầu đó. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị kiến thức về các nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

Mức lương của nhân viên ngành Tài chính doanh nghiệp khá cao, từ 15 – 35 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm và vị trí công việc. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là một ngành học năng động, đầy tiềm năng, phù hợp với những bạn trẻ có tư duy logic, khả năng phân tích và xử lý thông tin tốt.

Các chuyên ngành kinh tế hot nhất hiện nay
Các chuyên ngành kinh tế hot nhất hiện nay

Marketing

Marketing là một trong những ngành học hot nhất hiện nay, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Ngành này tập trung nghiên cứu, phân tích và áp dụng các nguyên lý marketing nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Nhiệm vụ của Marketer bao gồm việc xây dựng chiến lược quảng cáo, nghiên cứu thị trường, và phát triển kế hoạch tiếp thị. Sinh viên ngành này được cung cấp kiến thức cơ bản về các chiến lược tiếp thị số, các kênh truyền thông số, và cách tối ưu hóa chiến lược tiếp thị trực tuyến.

Mức lương của nhân viên ngành Marketing khá cao, từ 10 – 25 triệu đồng/tháng tùy theo vị trí việc làm và số năm kinh nghiệm. Chuyên ngành Marketing là một ngành học năng động, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê kinh doanh, sáng tạo và mong muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh.

Kinh tế đối ngoại

Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (International Economics) là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Mục tiêu chính của chuyên ngành là cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu rõ và phân tích các vấn đề kinh tế quốc tế, đồng thời phát triển tư duy chiến lược để đưa ra các chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp cho quốc gia.

Tùy theo vị trí công việc và năng lực, mức lương của nhân viên ngành Kinh tế đối ngoại dao động từ 15 – 50 triệu đồng/tháng. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là một ngành học đầy tiềm năng, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê kinh tế, yêu thích nghiên cứu và làm việc ở môi trường quốc tế.

Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin giải đáp thắc mắc ngành Kinh tế gồm những ngành nào. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc định hướng tương lai.

ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *