Tỷ giá chéo là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, được sử dụng để đánh giá giá trị quan hệ giữa hai loại tiền tệ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem tỷ giá chéo là gì cũng như cách tính tỷ giá chéo chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Tỷ giá chéo là gì?
Tỷ giá chéo (tên tiếng anh là Cross Rate) được định nghĩa là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Cách tính tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách các đồng tiền được yết giá là trực tiếp hay gián tiếp. Đồng thời, tỷ giá xác định là tỷ giá bán hay tỷ giá mua. Tỷ giá chéo được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng gọi là tỷ giá chéo liên ngân hàng.
Tỷ giá chéo có đặc điểm ra sao?
Tỷ giá chéo thường ít được giao dịch hơn và tính thanh khoản cũng thấp hơn so với các cặp truyền thống, vừa mang lại lợi ích, đồng thời cũng có hạn chế cho những người đầu tư. Bởi vì các cặp tiền tệ tỷ giá chéo ít được theo dõi hơn, những người đầu tư có thể có cơ hội lớn hơn để khám phá những hiểu biết về các biến động của thị trường.
Tỷ giá chéo khả thi hơn cho những người muốn tìm cơ hội ăn chênh lệch giá ở các cặp tiền tệ ít phổ biến. Sự thiếu thanh khoản có thể dẫn đến biến động lớn hơn trong thời kỳ hỗn loạn. Biến động lớn hơn cung cấp cho người đầu tư cơ hội tạo có được lợi nhuận cao hơn hoặc khả năng thua lỗ lớn hơn, tùy biến động thị trường.
Tỷ giá chéo nếu thanh khoản thấp hơn có thể dẫn đến chênh lệch giá chào mua/bán rộng hơn và trong nhiều tình huống khắc nghiệt, các nhà đầu tư thậm chí có thể gặp khó khăn trong việc vào hoặc ra khỏi vị trí lệnh của họ. Dẫn tới hậu quả xấu nhất là mất tiền.
Tỷ giá chéo có ý nghĩa như thế nào?
Đứng ở vị trí người mua hoặc người bán riêng biệt, khi tham gia thị trường, tỷ giá chéo được xác định trong trường hợp: Người mua hoặc người bán chỉ quan tâm đến một tỷ giá duy nhất mà họ sẽ mua vào hoặc bán ra.
Nói theo cách khác, người mua hoặc người bán chỉ quan tâm đến tỷ giá mua vào và bán ra mà không quan tâm tới khả năng chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua. Trên thực tế, tỷ giá chéo trong trường hợp này được gọi là tỷ giá chéo đơn.
Ví dụ: USD/VND = 22.655 và USD/EUR = 0.84 -> EUR/VND = 22.655/0.84 = 26.970.
Sự chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán trên thị trường ngoại tệ luôn tồn tại. Đồng thời các ngân hàng niêm yết giá, ngân hàng hỏi giá hay khách hàng của ngân hàng cũng ở nhiều vị trí khác nhau. Do vậy, bạn cần phải xác định tỷ giá chéo giữa các ngoại tệ ở vị trí khác nhau.
Tỷ giá chéo được xác định với các ngoại tệ cho vị trí khác nhau đối với những người bán và người mua khác nhau gọi là tỷ giá chéo phức.
Những cách tính tỷ giá chéo hiện nay
Để thực hiện tính tỷ giá chéo, bạn có thể sử dụng 3 cách tính tỷ giá chéo như sau:
Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá
Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền cũng ở vị trí đồng tiền định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.
Khi muốn tính tỷ giá mua, khách hàng cần lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng. Nếu muốn tính tỷ giá bán, khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.
Chẳng hạn, tỷ giá yết là VND/USD và CNY/USD, tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:
Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)
VND/USD = X / (X + VND)
CNY/USD= Y / (Y + CNY)
Trong đó:
- X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
- Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.
Ví dụ: Cho tỷ giá USD/VND = 18.000/200; USD/SGD = 1.2420/30. Hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng:
- Tỷ giá mua SGD/VND của khách hàng = 18.200 VND/1.2420SGD = 14.653;
- Tỷ giá bán SGD/VND của khách hàng = 18.000 VND/1.243SGD =14.481
-> Tỷ giá yết của ngân hàng: SGD/VND =14.481/14.653
Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá
Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền cùng được yết ở vị trí đồng tiền yết giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá.
Khi tính tỷ giá mua, khách hàng cần lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.
Chẳng hạn, tỷ giá yết là USD/VND và USD/CNY, tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:
Yết giá/định giá = (USD/định giá) / (USD/yết giá)
USD/VND = X/X + VND
USD/CNY = Y/Y + CNY
Trong đó:
- X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
- Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.
Ví dụ: Cho tỷ giá GBP/VND = 29160/80; USD/VND = 1800/200. Hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng.
- Tỷ giá mua GBP/USD của khách hàng = 29180 VND/18000 = 1.6211;
- Tỷ giá bán GBP/USD của khách hàng = 29160 VND/18200 VND = 1.6021
-> Tỷ giá yết của ngân hàng: GBP/USD = 1.6021/1.6211
Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá
Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền trong đó một đồng được yết ở vị trí đồng yết giá và một đồng yết ở vị trí đồng định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá.
Khi muốn tính tỷ giá mua, khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng nhân với tỷ giá bán của ngân hàng. Còn khi muốn tính tỷ giá bán, khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng nhân với tỷ giá mua của ngân hàng.
Chẳng hạn, tỷ giá yết là VND/USD và USD/CNY tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:
Yết giá (trực tiếp) / định giá = (Yết giá/USD) x (USD/Định giá)
VND/USD = X/X + VND
USD/CNY = Y/Y + CNY
Trong đó:
- X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
- Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.
Đối với thị trường ngoại tệ việc chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán là chuyện tất nhiên. Tuy nhiên, tùy trên cương vị ngân hàng yết giá và tỷ giá liên ngân hàng, hay khách hàng hỏi giá để có thể xác định tỷ giá chéo ngoại tệ khác nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá chéo
Cross rate thường trade chủ yếu với EUR và JPY, các yếu tố ảnh hưởng đến các mối quan hệ này tương tự như các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ và các đồng tiền quốc tế lớn khác. Bao gồm: Sự khác biệt tương đối về sức mạnh kinh tế của các quốc gia, tỷ lệ lạm phát và lãi suất.
Tỷ giá chéo không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự chỉ đạo của đồng đô la Mỹ. Khi giao dịch các cặp truyền thống như EUR/USD, USD/JPY hoặc GBP/USD, có thể khó khăn cho các nhà giao dịch để nhận định thị trường, bởi vì tất cả các mối quan hệ này đều phụ thuộc vào sức mạnh hoặc điểm yếu của đồng đô la Mỹ.
Nói chung, một xu hướng tăng mạnh trong đồng đô la Mỹ, có khả năng đồng đô la sẽ tăng trước hầu hết các đồng tiền chính khác. Khi đồng đô la bị suy yếu, có khả năng nó sẽ giảm nhiều hơn so với hầu hết các đồng tiền khác.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giao dịch các cặp tiền tệ tỷ giá chéo thì hoàn toàn bỏ qua Hoa Kỳ. Là đồng tiền quan trọng nhất trên thế giới, sự phát triển của đồng đô la Mỹ có thể gây ra hiệu ứng gợn sóng đối với tỷ giá tiền tệ trên thị trường bất kỳ lúc nào.
Những hiệu ứng này thậm chí có thể ảnh hưởng đến các cặp không liên quan trực tiếp đến đồng đô la Mỹ. Chỉ là chúng không phải là yếu tố quyết định chính trong mối quan hệ tỷ giá chéo.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Tỷ giá chéo là gì?” và các phương pháp xác định tỷ giá chéo đơn giản nhất hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những kiến thức hữu ích.