Thông thường trong quá trình đăng ký vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, bạn sẽ được nhân viên tư vấn mua thêm bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Loại dịch vụ này có bắt buộc phải mua không? Trong trường hợp nào thì bảo hiểm khoản vay có hiệu lục? MDB sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau, hãy cùng theo dõi nhé!
Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì?
Bảo hiểm khoản hay còn được gọi với cái tên bảo hiểm tín dụng là một loại sản phẩm giúp những khách hàng tham gia vay vốn có thể thanh toán toàn bộ khoản vay của mình nếu không may gặp phải các tai nạn bất ngờ làm mất khả năng trả nợ.
Trong khoản 8 Điều 658 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định rằng ” Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân” là nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế cần được thanh toán. Có thể hiểu đơn giản, khi người vay mất đi thì khoản vay đó phải được trả tiếp tục từ người thừa kế của nạn nhân. Nếu bạn có mua bảo hiểm khoản vay thì công ty cung cấp dịch vụ sẽ lo phần này.
Các ngân hàng luôn khuyến khích khách hàng mua loại bảo hiểm này dù có đăng ký vay tiền theo hình thức nào đi chăng nữa, đặc biệt là các khoản vay có mức độ rủi ro cao như: vay tín chấp, vay dài hạn… Lý do rất đơn giản là vì cho vay tín dụng luôn là một ngành nghề tiền ẩm nhiều rủi ro gây ra ảnh hưởng nghiệm trọng cho nguồn vốn của doanh nghiệp.
Thậm chí tại một số ngân hàng, bảo hiểm khoản vay còn là một trong những yếu tố quan trọng giúp hồ sơ đăng ký vay vốn của khách hàng tăng cao khả năng được xét duyệt thành công.
Các Loại Bảo Hiểm Khoản Vay
Tất cả các sản phẩm vay vốn mà các ngân hàng đang cung cấp đều được phân chia thành 2 loại hình thức chính là vay tín chấp và vay thế chấp. Do đó, bảo hiểm khoản vay cũng được phân chia thành 2 loại:
Bảo hiểm khoản vay tín chấp
Bởi vì các khoản vay tín chấp được xét duyệt dựa vào sự uy tín và lịch sử tín dụng của khách hàng mà không cần phải có tài sản đảm bảo nên bảo hiểm khoản vay tín chấp sẽ hướng đến yếu tố được bảo hộ là con người. Nói một cách cụ thẻ hơn là bảo vệ quyền lợi của người vay khi vô tình xảy ra sự cố trong cuộc sống dẫn đến không còn khả năng thanh toán.
Trong quá trình làm hồ sơ vay tín chấp, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm nhân thân cho bản thân nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho cả 2 bên tham gia vay vốn.
Bảo hiểm khoản vay thế chấp
Mỗi hợp đồng tín dụng cho khoản vay thế chấp đều sẽ có kèm theo một loại tài sản có giá trị cao để làm đảm bảo cho tổ chức cung cấp khoản vay. Trong trường hợp này, người vay sẽ mua bảo hiểm khoản vay để bảo vệ cho tài sản mà mình đem đi thế chấp khi đăng ký vay vốn.
Vì nguồn vốn để giải ngân và giá trị tài sản đảm bảo trong các khoản vay thế chấp rất lớn nên hầu như ngân hàng nào cũng khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm, thậm chí đây còn là yêu cầu bắt buộc tại một số ngân hàng, Đơn vị cung cấp bảo hiểm khoản vay thế chấp sẽ do ngân hàng chỉ định và đối tượng thụ hưởng khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn cũng là ngân hàng.
Cách Tính Phí Bảo Hiểm Khoản Vay Tín Chấp
Số tiền mà bạn phải trả để mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào quy định, chính sách của từng ngân hàng và hạn mức được xét duyệt của khoản vay. Bạn có thể tính được khoản phí mình phải bỏ ra khi mua bảo hiểm tín dụng bằng công thức sau:
- Phí bảo hiểm khoản vay = Mức bảo hiểm khoản vay x Tổng số tiền vay được thỏa thuận trong hợp đồng.
Thông thường “mức bảo hiểm khoản vay” sẽ dao động từ 3 – 6% phục thuộc vào khoản vay được các ngân hàng và tổ chức tài chính giải ngân.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B đăng ký vay 300 triệu tại ngân hàng với mức bảo hiểm khoản vay là 4% thì số tiền mà bản phải bỏ ra để mua bảo hiểm là: 300 triệu x 4% = 12 triệu đồng. Khoản phí này sẽ được ngân hàng trừ thẳng vào tiền giải ngân hoặc cộng thêm vào nợ gốc.
Lợi Ích Khi Mua Bảo Hiểm Khoản Vay
Khi đăng ký mua bảo hiểm khoản vay, người vay sẽ nhận được các lợi ích sau đây:
- Nếu trong quá trình thanh toán khoản vay mà người vay không may gặp phải các tai nạn làm mất khả năng trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ đứng ra trả thay toàn bộ dư nợ gốc và tiền lãi còn lại (không vượt quá mức quy định trong hợp đồng bảo hiểm).
- Với chúc năng trên thì gia đình của người vay sẽ không phải chịu gánh nặng tài chính khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Đặc biệt là những khoản vay có hạn mức lớn.
- Những khách hàng có mua bảo hiểm khi tham gia khoản vay tín chấp thì sẽ được các ngân hàng và tổ chức tín dụng tin cậy hơn trong việc đưa ra quyết định xét duyệt khoản vay.
- Tại một số ngân hàng, những khách hàng tham gia khoản vay sẽ có thể được cân nhắc giảm lãi suất.
Bảo Hiểm Khoản Vay Có Bắt Buộc Phải Mua Không?
Trong Thông tư 39/2016/TT-NHNH quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng không có bất kỳ điều khoản nào đề cập đến vấn đề bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khi tham gia vay vốn. Việc mua bảo hiểm khoản vay chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng cung cấp khoản vay và dựa trên cơ sợ tự nguyện.
Hiện nay, bạn sẽ được được nhân viên gợi ý mua thêm bảo hiểm khoản vay vì đây cũng là một trong những chỉ tiêu doanh số mà họ phải đặt được khi làm việc tại ngân hàng. Do đó, có rất nhiều nhân viên không tư vấn kỹ càng cho khách hàng về các lợi ích nhận được khi mua loại bảo hiểm này.
Thậm chí họ còn nói với khách hàng là bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay thì mới được giải ngân để ăn phần trăm hoa hồng. Điều này gây ra bức xúc và sự khó chịu không nhỏ từ khách hàng khi họ phải trả tiền cho một dịch vụ mà chưa nắm rõ được các thông tin cần thiết.
Việc ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay là trái với quy định của pháp luật và theo khoản 2 điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP; được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
đ) Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.“
Mặc dù đem lại rất nhiều ưu điểm giúp giảm thiểu những tổn thất tài chính khi không may xảy ra rủi ro nhưng phí tham gia bảo hiểm khoản vay khá cao. Bạn nên cân nhắc thật kĩ điều kiện tài chính và nhu câu của bản thân để đưa ra quyết định xem có nên mua bảo hiểm hay không.
Bảo Hiểm Khoản Vay Được Chi Trả Trong Trường Hợp Nào?
Các công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền nợ lẫn lãi còn lại của khoản vay khi khách hàng mất khả năng thanh toán do các trường hợp sau:
- Người vay không may gặp phải các tai nạn trong cuộc sống dẫn đến tử vong.
- Người vay bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do xảy ra rủi ro không thể lường trước được.
- Được thông báo mất tích từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổng Kết
Bài viết trên của MDB đã tổng hợp toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn bảo hiểm khoản vay là gì? Đây là một khoản chi phí không bắt buộc phải mua khi tham gia vay vốn. Tuy nhiên, nếu đủ khả năng tài chính bạn nên đăng ký mua bảo hiểm khoản vay để đảm bảo quyền lợi lớn nhất cho mình khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng.