Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, rất nhiều người có thói quen mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và để đó không sử dụng đến nhiều.
Vậy mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng thường xuyên có bị trừ tiền hay không? Không sử dụng tài khoản ngân hàng bao lâu thì bị khóa? Hãy cùng theo dói bài viết sau của MDB để được giải đáp chi tiết nhé!
Mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng có bị trừ tiền không?
Đối với việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng, bạn vẫn sẽ phải trả các khoản phí liên quan đến việc duy trì tài khoản và các dịch vụ đi kèm. Cụ thể, các khoản phí bao gồm:
- Phí quản lý tài khoản ngân hàng
- Ơhí thường niên thẻ ATM (nếu có đăng ký phát hành thẻ kèm theo khi mở tài khoản)
- Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking (nếu có đăng ký)
Những khoản phí này sẽ được tính ngay cả khi bạn không sử dụng tài khoản của mình. Vì vậy, nếu bạn không muốn phải trả các khoản phí này, hãy cân nhắc trước khi mở tài khoản ngân hàng và lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
Mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng bao lâu thì bị khóa?
Thật ra, thời gian để tài khoản bị khóa tạm thời phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng và từng loại tài khoản/thẻ. Thông thường, tài khoản ngân hàng của bạn vẫn sẽ được giữ nguyên nếu bạn duy trì số dư tối thiểu mà ngân hàng yêu cầu nhưng không sử dụng. Tuy nhiên, nếu tài khoản của bạn không có đủ số dư tối thiểu thì lại là câu chuyện khác.
Các ngân hàng thường quy định khóa thẻ với những thẻ hết số dư và không phát sinh giao dịch trong thời gian sau 6 đến 18 tháng. Còn đối với tài khoản ghi nợ, thời gian bị khóa tạm thời thường từ 12 đến 18 tháng.
Vì vậy, nếu bạn không sử dụng tài khoản/ngân hàng của mình trong một khoảng thời gian dài, hãy tham khảo quy định của ngân hàng để tránh bị khóa tài khoản tạm thời.
Các cách xử lý khi mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng
Nếu bạn đã mở một tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng thường xuyên, có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như phát sinh cá loại phí dịch vụ hoặc tài khoản bị khóa tạm thời, thạm chí là vĩnh viễn. Dưới đây là một số cách xử lý khi bạn mở tài khoản nhưng không có nhu cầu sử dụng:
Khóa tài khoản ngân hàng tạm thời
Nếu bạn không sử dụng tài khoản ngân hàng của mình trong một khoảng thời gian dài và muốn tránh bị tính phí không cần thiết, bạn có thể yêu cầu ngân hàng khóa tạm thời tài khoản của bạn. Nếu trong tương lai, bạn lại muốn sử dụng đến tài khoản đó thì có thể kích hoạt lại chỉ với một vài thao tác đơn giản.
Thông thường, các ngân hàng sẽ có quy định về thời gian không hoạt động để khóa tạm thời tài khoản, tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau tùy từng ngân hàng và từng loại tài khoản.
Khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn
Nếu bạn muốn đóng hoàn toàn tài khoản ngân hàng của mình, bạn nên liên hệ với ngân hàng để yêu cầu đóng tài khoản vĩnh viễn. Điều này sẽ giúp bạn không phải mất tiền cho các chi phí dịch vụ mà mình không sử dụng cũng như tránh được rủi ro bị lộ thông tin cá nhân. Việc đóng tài khoản vĩnh viễn có thể yêu cầu bạn phải đưa ra một số giấy tờ như CMND hoặc thẻ căn cước công dân và điền đầy đủ các thủ tục của ngân hàng.
Khi đóng tài khoản ngân hàng, bạn sẽ chấm dứt mọi hoạt động liên quan đến tài khoản đó và ngân hàng đã đăng ký cho bạn trước đó. Thẻ ATM và tài khoản sẽ không còn hoạt động. Bạn sẽ không phải đóng bất kỳ khoản phí nào sau khi hủy toàn bộ tài khoản.
Khóa các dịch vụ tiện ích đi kèm tài khoản
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn muốn giữ tài khoản ngân hàng của mình đã mở, bạn có thể yêu cầu ngân hàng khóa các dịch vụ tiện ích đi kèm khi mở tài khoản. Điều này có thể giúp bạn tránh bị tính phí các dịch vụ không cần thiết như SMS Banking, Internet Banking hoặc SMS Banking. Bạn vẫn có thể sử dụng tài khoản của mình để gửi và nhận tiền mà không bị tính phí không cần thiết.
Hướng dẫn cách khóa tài khoản ngân hàng khi không còn sử dụng
Nếu bạn đã mở tài khoản nhưng không sử dụng nữa thì có thể hủy tài khoản của mình bằng một trong 2 cách dưới đây:
Hủy tài khoản ngân hàng trực tiếp tại quầy
Đây là cách thức truyền thống nếu như bạn muốn hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn. Bạn cần đến trực tiếp quầy giao dịch tại chi nhánh gần nhất với mình đúng vào khung giờ làm việc của ngân hàng và nhớ mang theo CMND/CCCD. Nhân viên sẽ hướng dân bạn các thủ tục cần thiết để thực hiện việc này, quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Đến ngân hàng: Đến ngân hàng mà bạn đã mở tài khoản và yêu cầu hủy tài khoản. Nếu bạn không biết địa chỉ của ngân hàng, bạn có thể tìm kiếm trên website hoặc ứng dụng của ngân hàng.
- Bước 2: Cung cấp thông tin: Khi bạn đến ngân hàng, bạn cần cung cấp thông tin về tài khoản của bạn để xác nhận danh tính và tài khoản cần hủy.
- Bước 3: Điền biểu mẫu: Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn biểu mẫu hủy tài khoản để điền thông tin yêu cầu hủy tài khoản.
- Bước 4: Hoàn tất các thủ tục: Sau khi điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, bạn cần nộp lại cho nhân viên ngân hàng và hoàn tất các thủ tục cần thiết để hủy tài khoản.
Hủy tài khoản ngân hàng qua Internet banking hoặc Mobile Banking
Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ hủy tài khoản online thông qua các dịch vụ ngân hàng số Internet Banking/Mobilebanking để giúp khách hàng quản lý tài khoản một cách dễ dàng và thuận tiện. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản của bạn vào Internet Banking trên website hoặc tải úng dụng Mobile Banking của ngân hàng về điện thoại.
- Bước 2: Tìm và chọn phần “Tài khoản/Thẻ“.
- Bước 3: Chọn mục “khóa tài khoản/khóa thẻ“.
- Bước 4: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại và bấm xác nhận để hoàn thành.
Lưu ý: Các bước chi tiết có thể khác nhau tùy thuộc vào hệ thống ngân hàng nơi mà bạn đã đăng ký mở tài khoản. Tuy nhiên, hầu hết mọi ngân hàng đều có các bước cơ bản sẽ tương tự như trên. Với tính năng này, bạn có thể hủy tài khoản ngân hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không cần phải tốn thời gian và công sức đến trực tiếp ngân hàng.
Cảnh báo về việc bán tài khoản ngân hàng không còn sử dụng
Bạn cần lưu ý rằng việc bán tài khoản ngân hàng không còn sử dụng là hoạt động lách luật và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người bán tài khoản không hay biết rằng họ đã trở thành tiếp tay cho đối tượng lừa đảo và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao tìa khoản ngân hàng có thể mở dễ dàng như vậy nhưng lại có người mua nó lại với giá cao hay không? Dù vì lý do gì đi nữa thì bạn không nên bán tài khoản của mình cho bất kỳ ai. Người mua có thể dùng tài khoản để thực hiện các hành vi phạm tội, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn có thể là người gánh chịu trách nhiệm cho hành vi này.
Việc bán tài khoản ngân hàng không còn sử dụng là hành vi không đáng được khuyến khích và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả bạn và nhưng người khác bị kẻ gian sử dụng tài khoản đó để hãm hại.
Tổng kết
Như vậy, để tiết kiệm tối đa chi phí phải trả khi mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng, bạn có thể khóa tạm thời khóa tài khoản đó lại hoặc hủy đăng ký các dịch vụ đi kèm để sử dụng trong tương lai.
Bạn cũng có thể lựa chọn hủy tài khoản vĩnh viễn nếu như đã xác định được mình sẽ không bao giờ sử dụng đến tài khoản đó nữa. Hy vọng bài viết trên của MDB đã giúp bạn giải quyết được các khúc mắt của mình.