Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Là Gì? Thông Tin Mới Nhất 2023

Mặc dù ngân hàng chính sách Xã Hội đã được thành lập từ năm 2002 nhưng không phải ai cũng biết chính sách hoạt động cũng như mục đích ra đời của ngân hàng này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngân hàng chính sách xã hội là gì? Có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng MDB theo dõi nhé!

Tìm hiểu về ngân hàng chính sách xã hội

Vào ngày 31 tháng 8 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo để hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất và giải quyết đời sống Đây là ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo mà không vì mục đích lợi nhuận.

Sau đó, để tách tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội vào ngày 4/10/2002. Với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và thời hạn hoạt động là 99 năm.

Ngân hàng chính sách xã hội là gì?
Ngân hàng chính sách xã hội là gì?

Ngân hàng Chính sách xã hội đã chính thức hoạt động vào ngày 11/3/2003. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2017, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tăng lên hơn 179 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập.

Nhiều chương trình tín dụng chính sách đã được triển khai, giúp hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác vay vốn từ Ngân hàng, giúp hơn 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn tiếp tục hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và giảm bớt đói nghèo tại Việt Nam.

Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội là gì? Đây là loại ngân hàng đặc biệt, hoạt động với mục đích xã hội, chứ không chỉ vì lợi nhuận. Do đó ngân hàng chính sách xã hội được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng chính sách xã hội được xây dụng với sứ mệnh hỗ trợ và phát triển các khu vực kinh tế khó khăn, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi và các khu vực có mức độ phát triển kinh tế thấp.

Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội
Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội

Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng chính sách xã hội thường tập trung vào việc cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi cho các đối tượng khó khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính truyền thống. Ngân hàng chính sách xã hội cũng có nhiệm vụ khác như hỗ trợ các hoạt động xã hội, gây quỹ từ các nguồn tài trợ và đầu tư vào các dự án mang tính xã hội.

Trong nhiều nước, ngân hàng chính sách xã hội được xem như công cụ hỗ trợ chính sách của chính phủ và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt đói nghèo, tăng cường phát triển kinh tế và xã hội.

Các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội có các nghiệp vụ như huy động vốn, cho vay, thanh toán và quản lý ngân quỹ. Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận vốn uỷ thác để cho vay ưu đãi từ chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, hiệp hội, hội, tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội được xem là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng của Nhà nước, nhằm giúp đỡ hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận được vốn tín dụng ưu đã.

Các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội
Các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội

Từ đó, phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, giúp họ vươn lên khỏi đói nghèo và đóng góp vào việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đạt được mục tiêu dân giàu – nước mạnh.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà ngân hàng sản hội cung cấp bao gồm:

  • Quy trình cho vay các chương trình
  • Nhận tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của người nghèo.
  • Dịch vụ thanh toán ngân quỹ
  • Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
  • Giải ngân cho vay qua thẻ đối với chương trình tín dụng học sinh, sinh viên
  • Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Các đối tượng được hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội

Những đối tác cho vay của ngân hàng xã hội bao gôm:

  • Hộ nghèo.
  • Hộ cận nghèo.
  • Hộ mới thoát nghèo.
  • Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm.
  • Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
  • Học sinh, sinh viên
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nghèo, vùng có nền kinh tế khó khăn.
  • Các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ.

Lãi suất vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội

Dành cho người nghèo

Các gói vay dành cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn Lãi suất
1 Cho vay hộ nghèo 6,6%/năm
2 Cho vay hộ cận nghèo 7,92%/năm
3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 8,25%/năm
4 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/năm
Các gói vay dành cho những đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
1 Cho vay người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật 3,96%/năm
2 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật 3,96%/năm
3 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người DTTS 3,96%/năm
4 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người DTTS 3,96%/năm
5 Cho vay các đối tượng khác 7,92%/năm
 Gói vay dành cho những đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
1 Cho vay người lao động thuộc hộ nghèo hoặc hộ DTTS tại huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg 3,3%/năm
2 Cho vay các đối tượng còn lại thuộc huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg 6,6%/năm
3 Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 6,6%/năm

Dành cho các đối tượng khác

Gói vay dành cho các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ Lãi suất
Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 9,0%/năm
Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 9,0%/năm
Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn 9,0%/năm
Cho vay phát triển lâm nghiệp 6,6%/năm
Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 9,0%/năm
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 3%/năm
Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm
Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung 3%/năm
Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ 4,8%/năm
Cho vay trồng rừng sản xuất và chăn nuôi theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ 1,2%/năm
Cho vay phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg 3,3%/năm
Cho vay dự án mở rộng tiếp cận tài chính cho người khuyết tật (dự án Nippon) 6,6%/năm
Cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy… theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg 6,6%/năm
Cho vay đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975 theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP của Chính phủ 6,6%/năm

Tổng kết

Trên đây là những thông tin được tổng hợp đầy đủ và chi tiết để giúp bạn hiêu rõ hơn ngân hàng chính sách xã hội là gì? Có thể thấy được tầm quan trọng của loại hình ngân hàng này trong công cuộc thực hiện xóa đói giảm nghèo của nhà nước ta. Hy vọng bài viết này của MDB đã mang lại cho bạn thêm những kiến thức bổ ích về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *