Nợ xấu có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối khi muốn vay vốn tại ngân hàng hay các công ty tài chính. Có nhiều nhóm nợ xấu khác nhau và nó có thể sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bạn nếu không nắm rõ và hiểu rõ về nó. Cùng MDB tìm hiểu chi tiết nợ xấu là gì? Có mấy nhóm nợ xấu? Phải làm gì khi bị nợ xấu ngay trong bài viết sau nhé!
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu chính là những khoản nợ khó đòi khi người vay vốn không thể thanh toán khoản vay theo đúng kỳ hạn ghi trong hợp đồng tín dụng, thời gian cụ thể là các khoản vay quá hạn 90 ngày đều sẽ bị coi là nợ xấu.
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nếu bị nợ xấu, bạn sẽ bị ghi vào danh sách các nhóm khách hàng có nợ xấu cần chú ý trên hệ thống chấm điểm tín dụng quốc gia (CIC) và sẽ rất khó để được hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng và công ty tài chính ở các lần vay sau.
Các nhóm nợ xấu ngân hàng hiện nay
Theo khoản 1 điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) được phân nhóm thành 5 loại như sau:
Các nhóm nợ chưa được xem là nợ xấu
Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm 3 loại, cụ thể như sau
- Là khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
- Khoản nợ được đánh giá là có rủi ro thấp.
Nhóm 2 – nợ cần chú ý
Nợ cần chú ý cũng được phân chia thành 3 loại, cụ thể như sau:
- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày.
- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và đang còn trong kỳ hạn.
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN
Các nhóm nợ được xem là nợ xấu
Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ dưới tiêu chuẩn được phân chia thành 4 loại, cụ thể như sau:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày – 180 ngày (trừ khoản nợ được xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn (trừ khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn hoặc thấp hơn).
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận (trừ các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ thuộc 1 trong các trường hợp chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Nhóm 4 – nợ nghi ngờ
Nhóm nợ nghi ngờ được phân chia thành 6 loại khác nhau, cụ thể như sau:
- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 còn trong hạn.
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
- Khoản nợ phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn
Nhóm nợ có khả năng mất vốn được chia thành 10 loại, cụ thể như sau:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và tiếp tục quá hạn từ 91 ngày trở lên kể từ ngày cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 và lại tiếp tục quá hạn lần 2.
- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên.
- Nợ được quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.
- Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra nhưng đã quá hạn 60 ngày vẫn chưa thu hồi được.
- Nợ phải thu hồi trước hạn theo quyết định của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quá hạn 60 ngày chưa thu hồi được.
- Khoản nợ có khách hàng là tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
- Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
- Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nguyên nhân bị phát sinh nợ xấu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho khách hàng bị nợ xấu, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân có thể khiến mình bị nợ xấu để phòng tránh, cụ thể như sau:
Do ngân hàng
1 ngân hàng có nhiều nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động và gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Đa phần ngân hàng dính nhiều nợ xấu đều xuất phát từ việc thẩm định hồ sơ khách hàng với 2 lỗi phổ biến:
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn cùng áp lực về doanh số nên bộ phận kiểm định tại ngân hàng bỏ qua hoặc xem nhẹ các yếu tố về chất lượng hồ sơ khách hàng như tiêu chuẩn, điều kiện cho vay.
- Ngân hàng không có được các thông tin chính xác về khách hàng nên đánh giá sai về kỳ hạn vay và hiệu quả của phương án sử dụng vốn vay.
Do khách hàng
Nợ xấu xuất phát từ phía khác hàng cũng có rất nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:
- Do khách hàng quên thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn thanh toán của thẻ tín dụng hoặc hợp đồng vay vốn.
- Khách hàng không thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng.
- Các yếu tố bên ngoài như tai nạn, bệnh dịch, thiên tai khiến khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay theo đúng kỳ hạn khi mua hàng trả góp hoặc thẻ tín dụng.
Hậu quả và ảnh hưởng của nợ xấu
Hậu quả dễ thấy nhất khi bị nợ xấu là bạn sẽ không được hỗ trợ vay tín dụng tại bất kỳ ngân hàng hay công ty tài chính nào nữa dẫn đến khó khăn khi cần nguồn vốn để kinh doanh sau này.
Nợ xấu bao lâu được xóa?
Khi bị nợ xấu, thông tin tín dụng của bạn sẽ được cập nhật trên hệ thống trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) và được lưu giữ từ 3 – 5 năm tính từ thời điểm bạn đã tất toán hết dư nợ.
Cách xóa nợ xấu tại ngân hàng
Bạn hoàn toàn có thể xóa nợ xấu nếu muốn tiếp tục được hỗ trợ vay tín dụng tại ngân hàng và các công ty tài chính, dưới đây là cách xóa nợ xấu nhanh nhất
Đối với khoản vay dưới 10 triệu
Nếu có khoản vay dưới 10 triệu thì chỉ cần bạn tất toán khoản vay thì sẽ lập tức được xóa nợ xấu tại CIC được quy định theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước.
Đối với khoản vay trên 10 triệu
Đối với các khoản nợ xấu từ 10 triệu đồng trở lên thì lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật liên tục mỗi tháng, vì vậy bạn cần tất toán khoản vay sớm nhất có thể, sau đó thông báo với bên đơn vị cho vay để xác nhận bạn đã tất toán khoản vay. Sau 12 tháng kể từ khi khách hàng tất toán khoản vay thì sẽ đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn ngân hàng
Tuy vậy, với những khoản vay có nợ xấu thuộc mục 3, 4, 5 thì thông tin sẽ được lưu trong 5 năm tiếp theo và sau 5 năm tính từ ngày tất toán khoản vay thì bạn mới được xóa nợ xấu trên CIC.
Cách phòng tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu
Để tránh bị rơi vào nợ xấu, bạn cần nắm rõ 1 số nguyên tắc căn bản khi vay tín dụng như sau:
- Nắm rõ các thông tin về lãi suất, hạn mức, kỳ hạn thanh toán và chủ động thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn.
- Nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý, có kế hoạch tài chính dự phòng cho các trường hợp đau ốm, nghỉ việc tạm thời hoặc mất nguồn thu nhập.
- Chỉ vay vốn với hạn mức vừa đủ theo năng lực chi trả của bản thân.
Tổng kết
Qua bài viết này, MDB đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết để bạn hiểu rõ nợ xấu là gì? Cách phân loại nhóm nợ xấu trên trung tâm thông tin tín dụng CIC, cách phòng ngừa nợ xấu và cách xóa nợ xấu nhanh nhất.
Nợ xấu là 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khách hàng, vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin cần thiết để tránh bị nợ xấu trong tương lai nhé!