Nếu muốn vay vốn ngân hàng hay công ty tài chính thì bạn cần có 1 lịch sử tín dụng sạch, không bị nợ xấu. Trong đó, nợ xấu nhóm 2 là nợ chú ý, tuy vẫn có thể vay tiền tại ngân hàng nhưng có thể sẽ có nhiều khó khăn hơn bình thường.
Cùng MDB tìm hiểu chi tiết xem nợ xấu nhóm 2 là gì? Nợ nhóm 2 là nợ bao nhiêu ngày? Bao lâu thì được xóa và ngân hàng nào hỗ trợ vay tiền đối với nợ xấu nhóm 2 qua bài viết sau nhé!
Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Thực chất thì nợ xấu nhóm 2 theo ngân hàng nhà nước thì vẫn chưa được gọi là nhóm nợ xấu mà có tên gọi đúng là dư nợ cần chú ý có dư nợ quá hạn từ 10 ngày – dưới 90 ngày, nghĩa là nhóm nợ này đang trong tình trạng báo động và có thể chuyển qua nhóm nợ xấu nếu quá 90 ngày mà chưa tất toán khoản vay.
Nợ xấu nhóm 2 là bao nhiêu ngày?
Nợ xấu nhóm 2 được phân chia thành 3 loại cụ thể như sau:
- Nợ xấu nhóm 2 có dư nợ tín dụng từ trên 10 ngày và dưới 90 ngày thì được xếp vào nợ xấu nhóm 2.
- Nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và còn trong kỳ hạn.
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN
Nợ xấu nhóm 2 bao lâu được xóa?
Để được xóa nợ xấu nhóm 2, bạn cần thanh toán nợ gốc và lãi đang còn tồn đọng, sau đó thông báo cho đơn vị vay vốn để được cập nhật và hệ thống trung tâm tín dụng quốc gia CIC sẽ xóa tên của bạn trong trong danh sách nợ xấu trong vòng 12 tháng.
Nợ xấu nhóm 2 có vay ngân hàng được không?
Thông thường thi bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi vay vốn tại ngân hàng hay công ty tài chính nếu hồ sơ bị dính vào nợ xấu nhóm 2.
Tuy vậy, bạn vẫn có khả năng được hỗ trợ vay vốn nếu đã tất toán toàn bộ dư nợ gốc và lãi của khoản vay trước đó. Ngoài ra nếu bạn vay thế chấp thì vẫn có thể được hỗ trợ bình thường, tuy vậy có thể sẽ bị giới hạn hạn mức cho vay.
Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào?
Có nhiều ngân hàng và công ty tài chính vẫn hỗ trợ cho các khách hàng đang có nợ nhóm 2 vay vốn miễn là bạn chứng minh được năng lực tài chính có thể trả nợ đúng hạn, không có dư nợ quá hạn ở thời điểm hiện tại. Dưới đây là danh sách 1 số ngân hàng và công ty tài chính hỗ trợ khách hàng có nợ nhóm 2 vay vốn:
- Công ty tài chính Fe Credit
- Công ty tài chính Home Credit
- Công ty tài chính Mirae Asset
- Công ty tài chính Mcredit
- Vay tín chấp ngân hàng VPBank
- Vay tín chấp ngân hàng MBBank
- Vay tín chấp ngân hàng OCB
Hồ sơ thủ tục vay tín chấp khi bị nợ xấu nhóm 2
Tuy ngân hàng nhà nước không xếp nợ xấu nhóm 2 vào nhóm nợ xấu nhưng vẫn gọi là nợ cần chú ý, nghĩa là ngân hàng sẽ đánh giá hồ sơ của bạn có nhiều rủi ro chuyển từ nợ nhóm 2 lên nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 trở lên) nên có thể bạn sẽ khó được duyệt hồ sơ vay vốn hơn.
Ngoài các giấy tờ bắt buộc như bạn đi vay tín chấp thông thường, bạn cần chuẩn bị thêm 1 số giấy tờ bổ sung khi đang có nợ chú ý:
- Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ
- Thư xác nhận về tình trạng nợ
- Giấy tờ thể hiện dư nợ trễ hạn và số ngày quá hạn
- Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không
- Không có nợ quá hạn hiện tại
Việc cần làm khi bị nợ xấu nhóm 2
Khi đã rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì việc vay vốn sẽ khó khăn hơn bình thường, tuy nhiên bạn vẫn có thể được duyệt hồ sơ vay nếu làm ngay những việc sau:
- Tìm người bảo lãnh khoản vay với lịch sử tín dụng sạch: bạn có thể nhờ người thân, bạn bè đứng ra bảo lãnh cho hợp đồng vay vốn, khi đó thì người đứng ra bảo lãnh sẽ thay bạn ký kết và đảm bảo hoàn trả khoản vay
- Vay với tài sản đảm bảo: bạn có thể dùng tài sản thế chấp làm vật đảm bảo để vay vốn, khi có tài sản thế chấp thì hồ sơ của bạn sẽ được duyệt dễ dàng hơn và hạn mức vay được hỗ trợ cũng sẽ cao hơn.
- Tất toán khoản vay: nếu bạn đang còn dư nợ thì hãy thanh toán ngay cả gốc và lãi và chờ 12 tháng để tên của bạn được xóa khỏi danh sách nợ xấu trên trung tâm tín dụng quốc gia (CIC).
Cách phòng tránh bị rơi vào nợ xấu nhóm 2
Nợ xấu nhóm 2 thường xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan từ phía khách hàng, bạn cần tránh những việc sau để không bị rơi vào nợ nhóm 2 nhé!
- Chủ động thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn từ 1 – 3 ngày để phòng trường hợp vào cuối tuần các ngân hàng chuyển tiền chậm bạn sẽ bị trễ hạn và phải chịu phí phạt
- Nên có kế hoạch dự phòng để hoàn trả khoản vay đúng kỳ hạn, ngừa các trường hợp đột xuất như ốm đau, tai nạn.
- Chỉ vay vốn với hạn mức phù hợp với năng lực tài chính của bản thân để có thể thanh toán dư nợ đúng kỳ hạn.
Tổng kết
Qua bài viết này, MDB đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về nợ xấu nhóm 2 cũng như các việc cần làm và cách phòng tránh để không bị nợ xấu. Nếu bạn cần thêm thông tin hay muốn được hỗ trợ, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!