Nợ xấu nhóm 5 là nhóm nợ cao nhất trong phân nhóm nợ xấu theo quy định của ngân hàng nhà nước. Vậy nợ xấu nhóm 5 có vay ngân hàng được không? Làm cách nào để xóa nợ nhóm 5? Cùng MDB tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến nợ nhóm 5 qua bài viết sau nhé!
Nợ xấu nhóm 5 là gì?
Theo định nghĩa tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN định nghĩa:
Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Theo đó, nợ xấu nhóm 5 (có tên gọi chính xác là Nợ có khả năng mất vốn) là nhóm nợ cao nhất và mang lại nhiều rủi ro nhất cho phía tổ chức tín dụng. Cụ thể thì nợ xấu nhóm 5 được bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Khoản nợ đã cơ cấu lại lần đầu và đã quá hạn từ 91 ngày trở lên.
- Khoản nợ cơ cấu lại lần 2 và đã quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2.
- Khoản nợ được cơ cấu lại lần 3 ( trừ các khoản nợ mà đáp ứng đầy đủ những điều kiện để được cơ cấu lại về thời hạn trả nợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào chính nhóm nợ có rủi ro thấp hơn)
- Khoản nợ phải thu hồi theo các kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi theo các kết luận thanh tra, kiểm tra mà trên 60 ngày mà chưa thu hồi được.
- Khoản nợ của các khách hàng là tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt, chi nhánh nước ngoài đang bị phong tỏa vốn, tài sản.
- Bị phân vào nợ xấu nhóm 5 theo kết quả giám sát, thanh tra của ngân hàng nhà nước.
Nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xóa?
Theo quy định thì nợ xấu nhóm 5 có thể được xóa, tuy nhiên thời gian xóa nợ xấu nhóm 5 sẽ là 60 tháng (5 năm) tính từ thời điểm bạn đã thanh toán hết dư nợ trước đó.
Điều kiện xóa nợ xấu nhóm 5 với khoản vay dưới 10 triệu
Đối với các khoản nợ vay tín dụng dưới 10 triệu thì bạn có thể thanh toán toàn bộ dư nợ tín dụng thì lịch sử tín dụng của bạn sẽ được xóa trên trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) ngay lập tức vì hiện nay ngân hàng nhà nước đã có quy định không lưu trữ các thông tin có lịch sử nợ xấu với khoản vay dưới 10 triệu đồng.
Nợ xấu nhóm 5 có bị truy tố không?
Theo điều 174,175 tại BLHS 2015 thì nợ xấu nhóm 5 có thể bị khởi kiện và có thể bị truy tố với hành vi lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản.
Nợ xấu nhóm 5 có thể vay vốn ngân hàng được không?
Thông thường thì nợ xấu nhóm 5 sẽ không thể vay vốn tại ngân hàng vì đây là nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất.
Nợ xấu nhóm 5 là nhóm nợ có nguy cơ mất vốn nên ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, mức trích lập rủi ro càng cao thì lợi nhuận sẽ càng giảm nên rất khó để bạn được chấp nhận vay vốn tại ngân hàng khi đã có nợ xấu nhóm 5.
Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng vay vốn khi đang có nợ xấu nhóm 5 nếu nằm trong 2 trường hợp, cụ thể như sau:
Đã xóa nợ xấu
Thời hạn lưu trữ nợ xấu trên trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (gọi tắt là CIC) là 5 năm và được tính từ thời điểm bạn đã tất toán toàn bộ dư nợ của khoản vay trước đó.
Nghĩa là bạn cần phải thanh toán toàn bộ dư nợ trước đó, sau đó thông báo với ngân hàng và chờ 5 năm để lịch sử nợ xấu của bạn được xóa khỏi hệ thống tín dụng CIC thì bạn có thể tiếp tục vay vốn bình thường sau đó.
Ngoài ra, nếu khoản vay của bạn là dưới 10 triệu thì bạn có thể thanh toán toàn bộ dư nợ và vay vốn được ngay vì theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện tại, các khoản vay tín dụng dưới 10 triệu sẽ được xóa ngay khi ngân hàng thông báo khách hàng đã thanh toán dư nợ.
Đã bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản
Công ty quản lý tài sản có thể mua nợ xấu tại ngân hàng và nếu có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp thì có thể sẽ được ngân hàng xem xét cho vay vốn.
Theo Điều 6 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, việc cho khách hàng có nợ xấu bán cho công ty quản lý tài sản được quy định như sau:
Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Khoản nợ xấu để đủ điều kiện để được công ty quản lý tài sản mua lại được quy định cụ thể tại điều 8 nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:
a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng kết
Qua bài viết này, MDB đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về nợ xấu nhóm 5 là gì? Cách vay vốn khi bị nợ xấu nhóm 5, thời gian lưu trữ và cách xóa nợ xấu nhóm 5 trên trung tâm tín dụng quốc gia CIC. Nếu bạn cần thêm thông tin hỗ trợ, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!