Tài khoản ngân hàng bị khóa sẽ là một trải nghiệm khó chịu cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu bạn đang đối mặt với tình huống này, bạn có thể tự hỏi liệu có thể nhận được tiền trong tài khoản bị khóa hay không?
Đừng lo lắng, MDB sẽ cung cấp cho bạn biết được các nguyên nhân dẫn đến việc tài khoản bị khóa trong quá trình sử dụng và cách xử lý tình huống một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Cách kiểm tra tài khoản ngân hàng bị khóa
Đầu tiên, bạn phải biết được cách làm thế nào để kiểm tra xem tài khoản ngân hàng của bạn đang sử dụng có bị khóa hay không rồi chúng ta mới đi vào tìm hiểu nguyên nhân khiến sự cố này xảy ra và cách khắc phục tương ứng. Bạn có thể tham khảo một số cách kiểm tra nhanh chóng dưới đây;
Kiểm tra tài khoản ngân hàng có bị khóa không online qua điện thoại
Cách kiểm tra này vô cùng tiện lợi mà bạn có thể dễ dàng thực hiện chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại của mình, cụ thể như sau:
- Bước 1: Mở ứng dụng Mobile Banking hoặc truy cập website để sử dụng dịch vụ Internet Banking của ngân hàng mà bạn đã mở thẻ.
- Bước 2: Chọn mục “Dịch vụ“, sau đó chọn “Dịch vụ thẻ” và tiếp theo là “Quản lý thẻ“.
- Bước 3: Tại đây, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng thẻ bao gồm trạng thái khóa hoặc đang mở, số dư trong thẻ và các chi tiết khác liên quan đến thẻ của bạn.
Kiểm tra tra tài khoản ngân hàng có bị khóa không tại cây ATM
Để biết được tài khoản ngan hàng của bạn có bị khóa không bằng cách sử dụng cây ATM, hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tới cây ATM gần nhất của ngân hàng mở thẻ hoặc ngân hàng có liên kết, sau đó đưa thẻ vào khe cắm.
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) và nhập mã PIN.
- Bước 3: Nếu sau khi nhập mã PIN, màn hình hiển thị các chức năng giao dịch, thì thẻ ATM vẫn đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu thẻ bị khóa, hệ thống sẽ hiển thị thông báo và bạn sẽ không thể thực hiện được các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền hay kiểm tra số dư.
Kiểm tra bằng cách gọi đến tổng đài
Ngoài các cách kiểm tra tình trạng thẻ ATM bị khóa thông qua Mobile Banking, Internet Banking hoặc cây ATM, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng mà bạn đã mở thẻ.
Thông thường, khi gọi đến tổng đài, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin xác thực để xác nhận danh tính của mình. Sau đó, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng thẻ của bạn, bao gồm trạng thái khóa hay đang mở, số dư và các chi tiết khác liên quan đến thẻ của bạn.
Tuy nhiên, để tránh chờ đợi lâu hoặc đối diện với sự cố kết nối khi gọi đến tổng đài, bạn nên sử dụng các phương pháp kiểm tra trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking hoặc cây ATM nếu có thể.
Lý do tài khoản ngân hàng của bạn bị khóa
Việc tài khoản ngân hàng bị khóa sẽ gây ra cản trở cho công việc của bạn khi không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào do cả thẻ ATM và tài khoản đều bị vô hiệu hóa. Do đó, bạn cần phải xác nhận rõ nguyên nhân dẫn đến tình huống tài khoản của mình bị khóa để biết cách xử lý và tránh gặp lại vấn đề tương tự sau này. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường gặp nhất:
- Tài khoản hết hạn sử dụng: Thông thường thẻ ngân hàng sẽ có thời hạn sử dụng là 5 năm. Sau thời gian hiệu lực cuối cùng, thẻ của bạn sẽ tự động bị khóa.
- Tài khoản không phát sinh giao dịch trong thời gian dài: Trong trường hợp bạn tạo tài khoản nhưng lại bỏ không nó trong một khoảng thời gian dài từ 1 năm trở lên lại không thực hiện thêm bất kỳ giao dịch mới nào, thì hệ thống bảo mật cũng sẽ tự động khóa tài khoản.
- Tài khoản có dấu hiệu bị người khác xâm phạm: Các ngân hàng rất đề cao tính bảo mật cho mỗi tài khoản được khách hàng đăng ký mở để đảm bảo số tiền của họ được an toàn, tăng sự uy tín của ngân hàng. Cho nên, nếu hệ thống ngân hàng nhận thấy tài khoản của bạn có phát sinh giao dịch đáng ngờ không phải do chủ tài khoản thực hiện thì sẽ khóa lại ngay lập tức.
- Tài khoản ngân hàng xuất hiện giao dịch phi pháp: Nếu ngân hàng phát hiện tài khoản của bạn có thực hiện các giao dịch phi pháp thì nó sẽ bị khóa và họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để làm rõ,
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều trường hợp làm cho tài khoản bị khóa. Nếu bạn gặp phải các vấn đề khi giao dịch và muốn biết nguyên nhân cụ thể, bạn có thể kiểm tra bằng cách gọi lên tổng đài hoặc đến quầy giao dịch. Khi đó, nhân viên sẽ kiểm tra và báo cho bạn lý do cũng như tư vấn cách để khắc phục sớm nhất.
Cách xử lý khi tài khoản ngân hàng bị khóa
Nếu tài khoản ngân hàng bị khóa thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau để mở lại tài khoản của mình một cách vô cùng dễ dàng:
- Bước 1: Chuẩn bị CMND/CCCD/Hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng và đi đến quầy giao dịch tại chi nhánh ngân hàng gần bạn nhất.
- Bước 2: Nhận số thứ tự tại quầy tiếp tân và đợi đến lượt, sau đó đến quầy tương ứng khi được gọi và báo với nhân viên về tình trạng tài khoản ngân hàng bị khóa, yêu cầu mở lại tài khoản. Nhân viên sẽ đưa cho bạn một tờ đơn và bạn cần điền đầy đủ thông tin.
- Bước 3: Nộp lại đơn yêu cầu mở lại tài khoản cùng giấy tờ tùy thân kèm theo.
- Bước 4: Nhân viên sẽ đối chiếu thông tin, nếu trùng khớp với thông tin đùng để đăng ký tài khoản thì nó sẽ được mở lại và bạn có thể thực hiện các giao dịch như bình thường.
Hãy nhớ, khi mở lại tài khoản ngân hàng, bạn cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn của ngân hàng để tránh tình trạng tài khoản bị khóa lại trong tương lai.
Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận tiền được không?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc khóa thẻ ngân hàng và khóa tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp thẻ ngân hàng bị khóa, tiền vẫn có thể nhận được. Tuy nhiên, với tài khoản ngân hàng bị khóa, việc nhận tiền sẽ tùy thuộc vào từng dạng khóa tài khoản.
Nếu tài khoản chỉ bị khóa một chiều, tức là chỉ bị khóa chiều chuyển đi hoặc chiều chuyển đến, thì tài khoản vẫn có thể nhận được tiền chuyển đến bình thường. Tuy nhiên, nếu tài khoản bị khóa hai chiều, tức là bị khóa cả chiều chuyển đi và chuyển đến, thì tài khoản sẽ hoàn toàn không nhận được hay thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.
Nếu bạn lỡ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng bị khóa, đừng lo lắng. Bên tài khoản bị khóa kia không nhận được tiền và tiền sẽ hoàn về trong vòng 1-2 ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề này, hãy liên hệ với ngân hàng của mình để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.
Lời khuyên để tránh bị khóa tài khoản ngân hàng và thẻ ATM
Để giúp bạn tránh xảy ra tình trạng bị khóa tài khoản ngân hàng và thẻ ATM sau khi đã mở lại, MDB có một vài lời khuyên như sau:
- Sử dụng tài khoản và thẻ ATM thường xuyên: Nếu bạn không sử dụng tài khoản hoặc thẻ ATM trong một thời gian dài, ngân hàng có thể đánh giá tài khoản của bạn là không hoạt động và khóa tài khoản của bạn. Vì vậy, hãy sử dụng thường xuyên để tránh tình trạng này.
- Cập nhật thông tin cá nhân: Khi thông tin cá nhân của bạn thay đổi, hãy cập nhật thông tin với ngân hàng của bạn. Thông tin cập nhật bao gồm số điện thoại, địa chỉ email và địa chỉ nhà. Điều này giúp cho ngân hàng có thể liên lạc với bạn một cách dễ dàng khi cần thiết.
- Tuân thủ quy định của ngân hàng: Hãy đọc và tuân thủ các quy định của ngân hàng để tránh vi phạm các quy tắc và bị khóa tài khoản. Các quy định bao gồm giới hạn số tiền rút mỗi ngày, giới hạn số tiền chuyển khoản và định kỳ thay đổi mật khẩu.
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Hãy bảo vệ thông tin cá nhân của bạn và không chia sẻ thông tin này với người khác. Nếu thông tin cá nhân của bạn bị lộ ra ngoài, người khác có thể sử dụng thông tin này để truy cập vào tài khoản của bạn.
- Bảo vệ thẻ ATM của bạn: Hãy bảo vệ thẻ ATM của bạn và không để thẻ bị mất hoặc đánh cắp. Đổi mật khẩu thường xuyên và không sử dụng mật khẩu dễ đoán.
- Thực hiện các giao dịch an toàn: Khi thực hiện các giao dịch, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các trang web hoặc ứng dụng có độ bảo mật cao và tránh sử dụng các wifi công cộng không an toàn.
Mở lại tài khoản ngân hàng bị khóa có tốn phí không?
Theo quy định của từng ngân hàng, việc mở lại tài khoản sẽ được tính phí dịch vụ khác nhau. Theo đó, trung bình phí mở lại tài khoản sẽ rơi vào khoảng từ 10.000 – 20.000 VNĐ. Khi mở lại tài khoản bị khóa, bạn cần phải mở đồng thời cả thẻ và tài khoản tại ngân hàng để có thể sử dụng lại dịch vụ ngân hàng của mình. Nếu bạn bị khóa tài khoản Internet Banking, thì ngân hàng sẽ hỗ trợ mở lại miễn phí cho bạn ngay.
Tổng kết
Chắc hẳn đến đây, bạn đã biết được các nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc tài khoản ngân hàng bị khóa cũng như cách mở khóa lại tài khoản ngân hàng để có thể tiếp tục sử dụng nó thực hiện các giao dịch tài chính. Hy vọng bài viết này của MDB sẽ giúp bạn có thẻ sử dụng tài khoản ngân hàng một cách hiểu quả nhất, hạn chế xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn.