Thực trạng hiện nay, có không ít khách hàng khi đến kỳ hạn thanh toán khoản vay cho Tamo vì một lý do nào đó mà không thể chuẩn bị đủ tiền trả nợ. Họ bắt đầu lo lắng không biết phải làm gì, thậm chí còn có người nảy sinh ra ý định bùng nợ Tamo.
Vậy Tamo đòi nợ như thế nào? Vay tiền Tamo không tra có sao không? Cùng MDB tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau nhé!
Tamo Đòi Nợ Như Thế Nào?
Tamo là một đơn vị hõ trợ tài chính theo mô hình vay tín chấp online mà không cần gặp mặt trực tiếp nên phải có chính sách thu hồi các khoản nợ quá hạn thanh toán để có thể đảm bảo đươc nguồn vốn duy trì hoạt động, sẽ có một bộ phận riêng biệt chuyển đảm nhận công việc này. Dưới đây là những phương thức Tamo đòi nợ khách hàng không chủ động trả nợ.
Khi gần đến kỳ hạn thanh toán bộ phận này sẽ thông báo trước cho khách hàng thông qua các thông tin liên hệ có trong hồ sơ vay vốn để tránh phát sinh chi phí trả chậm.
Nếu đã qua ngày trả nợ mà khách hàng vẫn chưa thanh toán số tiền lãi và tiền gốc đã vay thì Tamo sẽ đòi nợ bằng những phương thức sau:
Gọi điện nhắc nhở
Đây là cách thức cơ bản nhất mà hầu như bất cứ đơn vị hỗ trợ vay tiền online nào cũng đều áp dụng bởi trong xã hội hiện đại ngày này sử dụng điện thoại để làm phương tiện liên lạc là nhu cầu thiết yếu của con người.
Khi khách hàng có dấu hiệu vay tiền Tamo không trả hoặc chưa kịp thanh toán Tamo khi đến kỳ hạn trả nợ thì bộ phận thu hồi nợ sẽ liên tục gọi điện nhắc nhở thông qua số điện thoại được dùng để đăng ký hồ sơ vay vốn đến khi nào người vay chịu trả tiền mới thôi.
Gửi thử đòi nợ
Nếu đã sử dụng biện pháp gọi điện mà khách hàng cố tính không bắt máy hoặc tắt nguồn thiết bị thì Tamo sẽ gửi thư thẳng đến địa chỉ cư trú của họ để đòi nợ. Nội dung thư sẽ nhắc nhở khách hàng thanh toán khoản vay của mình và đề cập đến những hậu quả có thể gặp phải khi cố tình xù nợ Tamo không trả.
Gọi điện cho người thân hoặc số điện thoại tham chiếu
Trong quy trình đăng ký hồ sơ vay tiền, Tamo sẽ yêu cầu người vay cung cấp thông tin tham chiếu của người thân hoặc bạn bè bao gồm: họ và tên, số điện thoại, mối quan hệ của người thân với khách hàng vay vốn.
Khi nhận thấy người vay vẫn ngoan cố không chịu trả tiền thì bộ phận thu hòi nợ sẽ liên hệ đến thông tin tham chiếu này để làm phiên. Mục đích cho việc này là làm người thân khó chịu, từ đó khuyên nhủ khách hàng trả nợ cho Tamo.
Đòi nợ qua kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo
Hiện nay, mạng xã hội được sử dụng phổ biến rất rộng rãi không chỉ riềng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chỉ cần sử dụng mạng internet là bạn đã có thể kết nối được với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người và thông tin sẽ đươc lan truyền rất nhanh chóng.
Dựa vào đặc điểm đó, khi muốn đòi nợ bằng cách này nhân viên sẽ dùng số điện thoại đã đăng ký vay tiền để tìm ra tài khoản mạng xã hội của người vay. Tiếp đến, họ sẽ nhắn tin cho người thân, bạn bè hoặc bình luận vào hình ảnh với nội dung là: họ và tên người vay, số CMND/CCCD, thông tin khoản vay để đòi nợ.
Thuê công ty thu hồi nợ
Sau khi đã thực hiện nhiều lần những phương án trên mà người vay vẫn cố tính không trả nợ thì Tamo sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của công ty thu hồi nợ. Đây là nghiệp vụ chuyên môn của các công ty này nên họ sẽ áp dụng những biện pháp mạnh hơn để đòi nợ ví dụ như đến trực tiếp địa chỉ cư trú để làm việc với người vay.
Chỉ khi bất đắc dĩ lắm Tamo mới phải sử dụng đến cách này để đòi nợ vì họ phải trả cho công ty thu hồi nợ tỷ lệ phần trăm khoản vay của khách hàng. Điều này khiến cho Tamo không chỉ mất tiền lãi của khoản vay đó mà còn có thẻ là thâm hụt một phần vốn đã bỏ ra.
Bùng nợ Tamo, vay tiền không trả có sao không?
Nếu như sau khi đã đăng ký vay tiền mà có ý định bùng nợ Tamo bạn sẽ gặp phải những rắc rối sau:
Phải chịu thêm một khoản phí phạt trả chậm
Theo quy định được đề ra bởi Ngân hàng Nhà nước Việt nam ở Khoản 4, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.
Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
- a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
- b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
- c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Như vậy có thể thấy được, thời gian quá hạn khoản vay càng lâu thì phí phạt trả chậm của bạn sẽ càng tăng cao, có thể lên đến gấp mấy lần khoản vay ban đầu.
Bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống chấm điểm tín dụng CIC
Từ lúc bạn được xét duyệt khoản vay thành công thì Tamo sẽ gửi hồ sơ vay vốn đó lên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) – đây là nơi lưu trữ toàn bộ hồ sơ vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tài chính tại nước ta.
Khi đến ngày trả nợ nhưng khoản vay không được thanh toán đúng như thỏa thuận thì hệ thông sẽ đưa bạn vào danh sách nợ xấu. Điều này sẽ khiến bạn và những người có tên trong hộ khẩu rất khó để tham gia vay vốn tại bất cứ đâu trong vòng 5 năm tới. Các nhóm nợ xấu tương ứng với số ngày chậm thanh toán được CIC quy định như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: Nợ quá hạn từ 01 đến 10 ngày.
- Nợ xấu nhóm 2: Nợ quá hạn từ 10 đến 30 ngày.
- Nợ xấu nhóm 3: Nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày hoặc khoản vay được cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng quá hạn 30 ngày.
- Nợ xấu nhóm 4: Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày hoặc đã cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng quá hạn 30 đến 90 ngày.
- Nợ xấu nhóm 5: Nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên, hoặc những nhóm nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ và quá hạn 90 ngày lần đầu hoặc các nhóm nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2.
Có Nên Bùng Nợ Tamo Không?
Hiện nay, có không ít người nảy sinh ý định bùng nợ Tamo sau khi đăng ký vay tiền vì suy nghĩ chủ quan rằng quá trình vay vốn diễn ra hoàn toàn trực tuyến và cả hai bên chưa hề gặp mặt nên Tamo sẽ không làm gì được mình khi trốn nợ cả.
Nhưng không đơn giản như vậy đâu bởi khi làm như thế thật thì sẽ gặp phải khá nhiều rắc rối đấy, cụ thể như sau:
- Khi bị công khai khoản vay lên các trang mạng xã hội thì danh dự, thể diện cũng như uy tín của bản thân trong mắt bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình sẽ mất hết.
- Bạn và người thân sẽ luôn bị làm phiền bởi các cuộc gọi từ Tamo gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần làm mất tập trung trong công việc.
- Bị đưa vào danh sách nợ xấu, kể từ đó về sau nếu có gặp khó khăn về tài chính thì không thể vay được tiền ở bất cứ đơn vị nào nữa và phải tự lục cánh sinh.
Tổng Kết
Thông qua nội dung bài viết trên MDB đã chia sẻ cho bàn những cách thức mà Tamo đòi nợ khi có khoản vay quá hạn thanh toán và những hậu quả khi bùng nợ Tamo.
Hãy cân nhắc thật kỹ khả năng tài chính trước khi đăng ký vay tiền để tránh xảy ra những hệ lũy làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và người thân trong gia đình. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này.