Nợ Quá Hạn Là Gì? Bao Lâu Thì Bị Khởi Kiện

Nợ quá hạn khi vay vốn tại ngân hàng hay công ty tài chính có thể khiến bị phải chịu thêm phí phạt hoặc rơi vào nợ xấu và hoàn toàn có thể bị truy tố nếu có các dấu hiệu lợi dùng lòng tin chiếm đoạt tài sản và bị phía tổ chức tín dụng khởi kiện.

Vậy nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng như thế nào? Nợ quá hạn bao lâu thì bị rơi vào nhóm nợ xấu? Khi nào thì bị khởi kiện? Cùng MDB tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là gì
Nợ quá hạn là gì

Nợ quá hạn chính là khoản nợ bao gồm cả gốc, lãi và phí mà khách hàng (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) chưa thanh toán cho đơn vị cho vay tín dụng đúng kỳ hạn theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

Các khoản nợ quá hạn sẽ có thời hạn cụ thể, nếu vượt qua các kỳ hạn này thì có thể sẽ bị rơi vào các nhóm nợ xấu tương ứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch sử tín dụng của khách hàng và có thể sẽ gây nhiều khó khăn hơn ở các khoản vay trong tương lai.

Các nhóm nợ quá hạn được phân chia thành 5 nhóm, cụ thể như sau:

  • Nợ đủ tiêu chuẩn: nợ quá hạn từ 1 ngày – 9 ngày
  • Nợ cần chú ý: nợ quá hạn từ 10 ngày – 90 ngày
  • Nợ dưới tiêu chuẩn: nợ quá hạn từ 91 ngày – 180 ngày
  • Nợ nghi ngờ: nợ quá hạn từ 181 ngày – 360 ngày
  • Nợ có khả năng mất vốn: nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên.

Các hình thức nợ quá hạn

Có 2 hình thức chính của nợ quá hạn dựa vào tính chất khoản vay, cụ thể như sau:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: đây là khoản nợ đối với các khoản vay thế chấp với tài sản đảm bảo như sổ đỏ, sổ hồng, bất động sản. Theo đó thì ngân hàng có thể thu hồi vốn bằng cách phát mại các tài sản đảm bảo để thu 1 phần hoặc toàn bộ số tiền vốn và lãi.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: đây là khoản nợ đối với các khoản vay tín chấp. Theo đó, đơn vị tổ chức tín dụng cho vay có thể sẽ không thu hồi được tiền gốc và lãi.

Hậu quả của nợ quá hạn

Hậu quả của nợ quá hạn
Hậu quả của nợ quá hạn

Nợ quá hạn mang lại nhiều hậu quả cho cả khách hàng và đơn vị tổ chức tín dụng.

  • Đối với khách hàng: nợ quá hạn có thể khiến bạn rơi vào nhóm nợ xấu khiến bạn khó vay vốn tại ngân hàng và công ty tài chính ở các lần vay sau.
  • Đối với tổ chức tín dụng: khó thu hồi vốn vay, nếu ngân hàng để tình trạng nợ quá hạn nhiều có thể gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

Quy trình xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng

Ngân hàng có nghiệp vụ riêng để xử lý các khoản nợ quá hạn dựa vào 2 nguồn cơ sở pháp lý bao gồm: quy định chung của ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn và quy định riêng về điều lệ và thỏa thuận cho vay của từng ngân hàng.

Tùy vào tình trạng nợ quá hạn của khách hàng mà ngân hàng sẽ có các cách xử lý khác nhau, bao gồm các bước cơ bản như sau:

Thông báo về nợ quá hạn cho khách hàng

Khi khách hàng bị nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng với nội dung tối thiểu như sau:

  • Số dư nợ gốc bị quá hạn
  • Thời điểm bị chuyển thành nợ quá hạn
  • Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn.

Sau khi đã thông báo cho khách hàng mà vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Trong trường hợp khách hàng chưa có khả năng thanh toán khoản vay theo đúng kỳ hạn và có lý do chính đáng thì ngân hàng có thể hỗ trợ phương án giúp khách hàng cơ cấu lại khoản vay theo năng lực tài chính.

  • Xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay: áp dụng cho các khách hàng không có khản năng trả nợ đúng kỳ hạn nhưng được đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo.
  • Cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp: áp dụng cho các khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và lãi theo đúng thời gian thỏa thuận và có khả năng trả nợ sau 1 khoản thời gian nhất định.

Các khoản nợ được cơ cấu lại sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiện lợi cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng.

Xử lý tài sản đảm bảo

Sau khi đã hoàn tất 2 bước trên, khách hàng vẫn không hoàn thành nghĩa vụ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn theo quy định của pháp luật.

Nếu tài sản đảm bảo là bất động sản, nhà ở, bảo hiểm..có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Với các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý với quy trình các bước như sau:

  • Bước 1: thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo bằng văn bản với các nội dung bao gồm lý do xử lý, tài sản đảm bảo bị xử lý là gì, thời gian, địa điểm và cách thức xử lý tài sản đảm bảo.
  • Bước 2: thực hiện xử lý tài sản đảm bảo theo các phương thức tùy chọn như bán đấu giá tài sản đảm bảo, ngân hàng tự bán tài sản đảm bảo, ngân hàng nhận thay thế các tài sản đảm bảo khác hoặc các phương thức khác mà pháp luật cho phép.

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Thông thường thì ngân hàng sẽ có những giải pháp giúp khách hàng cơ cấu lại khoản vay và có nhiều phương án hỗ trợ để khách hàng có thể thanh toán nợ quá hạn.

Nếu bạn đang có khoản nợ quá hạn thì có thể thương lượng với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để gia hạn khoản vay.

Trong trường hợp ngân hàng thấy khách hàng có nợ quá hạn do chủ quan và không có phương án khả thi để trả nợ thì ngân hàng có thể làm đơn khởi kiện đến ủy ban nhân dân tại địa phương.

Cách xóa nợ quá hạn

Đối với các khoản nợ quá hạn đã được cập nhật thành nợ xấu trên trung tâm tín dụng quốc gia CIC thì bạn sẽ rất khó để được hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng và công ty tài chính về sau.

cách xóa nợ quá hạn
cách xóa nợ quá hạn

Để được xem xét hỗ trợ vay vốn, bạn cần nhanh chóng xóa nợ xấu tại CIC theo quy trình các bước như sau:

  • Bước 1: kiểm tra lại thông tin nợ xấu tại trung tâm tín dụng quốc gia (CIC)
  • Bước 2: Thanh toán các khoản nợ quá hạn bao gồm cả gốc lẫn lãi và các khoản phí (nếu có).
  • Bước 3: Thông báo cho ngân hàng về việc thanh toán và đợi CIC cập nhật và xóa thông tin nợ xấu trên hệ thống.

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu, bạn chỉ cần thanh toán các khoản dư nợ là đã được cập nhật thông tin ngay lập tức vì CIC không cung thông tin nợ xấu đối với các khoản vay dưới 10 triệu.

Đối với các khoản vay từ 10 triệu trở lên thì thời gian để được cập nhật và xóa nợ xấu tín dụng trên CIC là từ 3 năm – 5 năm được tính từ ngày bạn đã thanh toán toàn bộ dư nợ trước đó.

Kinh nghiệm tránh bị nợ quá hạn

Nợ quá hạn mang lại nhiều rắc rối cho bạn khi vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng ở các lần vay sau, chính vì vậy bạn nên đặc biệt lưu ý tránh để bị nợ quá hạn. Dưới đây là 1 số phương thức giúp bạn có thể phòng tránh:

  • Vay vốn phù hợp với năng lực tài chính của bản thân để có thể thoải mái thanh toán khoản vay khi đến kỳ hạn.
  • Chủ động thanh toán khoản vay sớm từ 3 – 5 ngày để phòng ngừa các trường hợp chậm trễ ngoài ý muốn.
  • Nắm rõ các phương thức thanh toán khoản vay và kỳ hạn thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng.

Tổng kết

Qua bài viết này, MDB đã giúp bạn có thêm các thông tin cần biết về nợ quá hạn là gì? Các loại nợ quá hạn hiện ngay tại ngân hàng, cách phòng tránh cũng như cách xử lý của ngân hàng đối với các khoản nợ quá hạn. 

Bạn đọc cần lưu ý tránh để bị nợ quá hạn khi vay vốn vì có thể dẫn đến nợ xấu và gây ra nhiều khó khăn ở các lần vay sau nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Disclaimer:

  • Tại MDB.COM.VN, chúng tôi chỉ cung cấp các gợi ý về các ứng dụng vay online kèm thông tin về thời hạn vay từ 91 - 180 ngày, lãi suất tối đa hàng năm (APR) 20% và ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả các khoản phí hiện hành.
  • Trang web của chúng tôi có thể nhận tiền thông qua hình thức tiếp thị liên kết (affiliate). Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa vào phân tích khách quan.

Ví dụ khoản vay minh họa:

  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.833.333 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *