P2P Lending Là Gì? Các Mô Hình Cho Vay Ngang Hàng

Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ kỹ thuật, trong thị trường tín dụng đã xuất hiện một hình thức vay tiền mới vô cùng hiện đại khi toàn bộ quy trình diễn ra hoàn toàn trực tuyến là cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Vậy cho vay ngang hàng là gì? Mô hình P2P Lending có những ưu điểm và hạn chế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau của MDB nhé!

Cho Vay Ngang Hàng – P2P Lending Là Gì?

Cho vay ngang hàng có tên gọi tiếng anh là Peer to Peer Lending (P2P Lending). Đây là một hình thức vay hoạt động trên nên tảng công nghệ số cho phép người vay và người cung cấp khoản vay (nhà đầu tư) giao dịch trực tiếp với nhau mà không phải thông qua trung gian như các giải pháp tài chính truyền thống.

Trong các hoạt động P2P Lending sẽ có 3 bên tham gia bao gồm: người vay, nhà đầu tư và công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending. Các công ty này sẽ đảm nhận vai trò phát triển và vận hành nền tảng giao dịch trực tuyến để kết nối người vay với bên cho vay. Toàn bộ lịch sử vay, thanh toán, giải ngân… đều sẽ được lưu trữ trên hệ thống công ty dưới dạng số hóa.

P2P Lending là gì?
P2P Lending là gì?

Hình thức cho vay ngang hàng này được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường hiện nay là kết nối những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời sang cho những cá nhân đang có nhu cầu vay vốn.

Thông thường, các công ty P2P Lending sẽ không trực tiếp cung cấp các khoản vay mà chỉ tạo ra một không gian trực tuyến như website và ứng dụng điện thoại để các cá nhân có thể trực tiếp giao dịch với nhau bất cứ khi nào có nhu cầu. Quy trình và thủ tục vay của hình thức nay sẽ được tối giản hết mức có thể giúp người vay dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn hơn.

Lịch Sử Ra Đời Của Mô Hình P2P Lending

P2P Lending lần đâu tiên được đưa vào hoạt động chính thức năm 2005 tại anh với sự ra đời của nền tảng Zopa, nối bước theo đó là nền tảng Funding Circle được ra mắt vào tháng 8 năm 2010.

Phương hướng hoạt động chính của các nền tảng này là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận được khoản vay khi không nhận được trợ giúp tín dụng từ các ngân hàng lúc đó. Trải qua gần 20 năm phát triển, ngày nay đã có đến hơn hàng trăm nền tảng P2P Lending đang hoạt động với quy mô lớn nhỏ khác nhau trên toàn thế giới.

Mô hình cho vay ngang hàng bắt đầu du nhập vào thị trường tài chính của Mỹ vào tháng 2 năm 2006 với 2 cái tên nổi bật nhất là Prosper và LendUp. Còn với đất nước làng giếng của chúng ta là Trung Quốc thì những cái tên hàng đầu phải kể đến như: CreditEase, Lufax, Tuandai, DianRong và China Rapid Finance.

Lịch sử ra đời của mô hình P2P Lending
Lịch sử ra đời của mô hình P2P Lending

Mặc dù nở rộ vô cùng rực rõ trên toàn thế giới nhưng mô hình P2P Lending lại “gục ngã” tại thị trường Trung Quốc bởi một số công ty đã lợi dụng kẻ hở trong cách thức hoạt động để trực lợi. Điều này dẫn đến việc chính phủ phải đưa ra những biện pháp mạnh để kiểm soát chặt chẽ các công ty hoạt động theo mô hình này.

Đây cũng là nguyên nhân khiến các nền tảng cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang dần chuyển dịch địa bàn hoạt động sang các quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam.

Phương Thức Hoạt Động Của Mô Hình P2P Lending

Cả 2 bên người vay và người cho vay trong mô hình P2P Lending sẽ được kết nối trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng trực tuyến riêng biệt. Các điều khoản và chính sách vay vôn sẽ được công khai rõ ràng, minh bạch trên website của đơn vị cung cấp dịch vụ và lãi suất đưa ra sẽ có sự thay đổi dựa trên mức độ uy tín của hồ sơ khách hàng đăng ký vay.

Phương thức hoạt động của mô hình P2P Lending
Phương thức hoạt động của mô hình P2P Lending

Quy trình cho vay ngang hàng được thể hiện đơn giản qua trình tự các bước sau đây:

Bước 1: Những người muốn sinh lời từ nguồn vốn nhàn rỗi sẽ mở một tài khoản nhà đầu tư trên nền tảng P2P của đơn vị cung cấp dịch vụ và nạp tiền vào tài khoản đó để cho vay

Bước 2: Tượng tự như nhà đầu tư, người vay cũng sẽ cần tạo một tài khoản cá nhân trên nền tảng P2P đó để tiến hành cung cấp thông tin cá nhân làm hồ sơ vay và đưa ra hạn mức có nhu cầu vay, sau đó đợi kết quả phê duyệt.

Bước 3: Đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối sẽ sử dụng công nghệ chấm điểm tín dụng để thẩm định, xét duyệt hồ sơ của cả nhà đầu tư và bên phía người cho vay.

Bước 4: Sau khi hồ sơ vượt qua được vòng xét duyệt thành công:

  • Người vay sẽ được hệ thống chỉ định các khoản vay phù hợp với hồ sơ mà mình đã đăng ký từ các nhà đầu tư và lựa chọn một trong số chúng để bắt đầu vay tiền.
  • Phía nhà đầu tư sẽ cân nhắc chọn ra cơ hội đầu tư từ những hồ sơ được lưu trữ trên hệ thống và họ có thể chia nhỏ nguồn vốn của mình thành nhiều khoản vay nhỏ hơn thay vì dồn toàn bộ vào 1 khoản vay duy nhất.

Bước 5: Người vay nhận tiền giải ngân bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống ngân hàng và có nghĩa vụ thanh toán tiền gốc và lãi theo định kỳ (thường là mỗi tháng một lần) cho đến khi hết thời hạn vay đã thỏa thuận. Các công ty cung cấp dịch vụ kết nối sẽ thu phí dịch vụ (thông thường sẽ lấy phí theo tỷ lệ % của khoản vay) từ nhà đầu tư và người đi vay.

4 Mô Hình P2P Lending Hiện Nay

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng vụ thanh toán, ngân hàng nhà nước Việt Nam thì các công ty P2P lending đang tai nước ta đang hoạt động theo 4 mô hình sau:

Mô hình P2P Lending truyền thống

Trong mô hình này, các công ty P2P Lending chỉ đơn thuần cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến để kết nối người vay và bên cho vay. Nguồn thu của công ty sẽ đến từ phí giao dịch của cả 2 bên tham gia hoạt động cho vay trên nền tảng mà họ cung cấp.

Các công ty hoạt động theo mô hình này sẽ không phải chịu bất cứ rủi ro nào từ khoản vay khi quyền quyết định có cho vay hay không là nằm ở nhà đầu tư sau khi đánh giá các thông tin mà hồ sơ của người vay cung cấp.

Mô hình P2P Lending hợp tác với ngân hàng

Các công ty hoạt động theo mô hình này không chỉ đơn giản là cung cấp nền tảng công nghệ mà còn tham gia vào quy trình vay tiền. Theo đó, khi nhà đầu tư tìm được một đối tác có nhu cầu vay phù hợp để tài trợ khoản vay thì công ty sẽ liên hệ đến ngân hàng đối tác để khởi tạo khoản vay.

Sau khi khoản vay được khởi tạo, công ty P2P Lending sẽ mua lại nó từ ngân hàng và bán lại cho các nhà đầu tư. Trong hoạt động này, các công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng sẽ kiếm được lợi nhuận từ phí môi giới mà không phải chịu tổn thất khi xảy ra trường hợp vỡ nợ.

Mô hình P2P Lendịng hợp tác với ngân hàng
Mô hình P2P Lendịng hợp tác với ngân hàng

Mô hinh P2P Lending tự huy động vón

Với mô hình này, các công ty P2P Lending sẽ tự kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư và cam kết chia lợi nhuận với họ ngay từ đầu để trực tiếp cung cấp khoản vay cho những khách hàng đăng ký. Về bản chất thì đây là hoạt động kinh doanh tương tự như ngân hàng và phải được cấp phép từu nhà nước nên những công ty này cần được ngăn chặn.

Mô hình P2P Lending trá hình

Hình thức cho vay ngang hàng còn khá mới mẻ với thị trường tài chính Việt Nam nên nhà nước chưa có những quy định để kiểm soát chặt chẽ những công ty hoạt động theo mô hình này. Dẫn đến hệ lũy là các tổ chức tín dụng đen tự xây dựng website và app cho vay P2P riêng để dụ dỗ người dân rơi vào các khoản vay với lãi suất cắt cổ.

Đây cũng chính là lý do khiến mọi người hiểu sai và có cái nhìn không tốt về các công ty P2P Lending hoạt động chân chính, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ.

Ưu Nhược Điểm Của P2P Lending

Dù cho là hình thức vay tiền nào đi nữa thì cũng đều tồn tại song song cả 2 mặt tốt và xấu. Mô hình P2P Lending cũng tương tự như vậy, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu ưu điểm và hạn chế của này ngay bên dưới đây:

Ưu điểm

Với nhà đầu tư:

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư
  • Nhận được lợi nhuận cao hơn so với một số loại hình đàu tư truyền thống.
  • Được thoải mái chọn lựa hồ sơ phù hợp để cung cấp khoản vay từ đó giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy đến.
  • Không cần phải mất quá nhiều công sức để nghiên cứu thị trường như là đầu tư chứng khoản khi mọi quy trình đều đã được tối giản hết mức có thể và thao tác được mọi lúc mọi nơi chỉ với một cú nhấp chuột trên thiết bị thông minh.
  • Hầu như ai cũng có thể dễ dàng tham gia dù chỉ có nguồn vốn nhỏ với mức yêu cầu tối thiểu chỉ từ 1 triệu đồng.

Với người vay:

  • Đa dạng các gói vay khác nhau với thời hạn vay linh hoạt phù hợp với nhu cầu người đi vay.
  • Thủ tục đơn giản, không cần phải thế chấp tài sản hay chứng minh thu nhập.
  • Đăng ký vay một cách dễ dàng bất cứ khi nào có nhu cầu vì các nền tảng P2P Lending được vận hành bằng hệ thống tự động và hoạt động xuyên suót 24/7.
  • Có thể nói đây là hình thức tín dụng có thời gian giải ngân nhanh chóng nhất, chỉ trong vòng 24h.
  • Được hỗ trợ thanh toán online tiện lợi, giúp khách hàng tránh gặp phải các tình trạng trả nợ chậm.
Ưu điểm của mô hình P2P Lending
Ưu điểm của mô hình P2P Lending

Nhược điểm

  • Có rất nhiều đơn vị tài chính ở nước ta đang lợi dụng mô hình P2P Lending để tung ra thị trường các khoản vay tín dụng đen khi  gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
  • Các khoản vay ngang hàng có tỷ lệ rủi ro mất vốn khá cao khi mọi quy trình đều được diễn ra trực tuyến mà không cần gặp mặt trực tiếp và không có bất cứ thứ gì bảo đảm cho khoản vay.
  • Mô hình này còn thiếu hàng lang pháp lý dẫn đến không đươc sự bảo vệ của chính phủ và không đươc giải quyết khi xảy ra các vấn đề giữa các bên tham gia khoản vay.
  • Xuất hiện các biến tướng của hình thức vay này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Thực Trạng P2P Lending Tại Việt Nam Hiện Nay

Theo số liệu thống kê được cung cấp từ Ngân hàng Thế giới, có rất nhiều người không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống, lên đến 69% tổng dân số. Đây được xem là một thời cơ vô cùng thuận lợi để các công ty P2P Lending của nước ngoài len lỏi vào thị trường Việt Nam.

Các công ty hoạt động theo đúng chuẩn mô hình cho vay ngang hàng truyền thống, được cấp phép hoạt động bởi nhà nước chủ yếu cung cấp các khoản vay nhỏ với hạn mức từ 20 triệu trở xuống và lãi suất không vượt quá 20%/năm. Cung có số ít đơn vị cung cấp khoản vay lớn hơn có thể lên đến 40 – 50 triệu.

 Tuy nhiên, do nhà nước chưa có nhiều điều luật để kiểm soát các hoạt động cho vay diễn ra trực tuyến, dẫn đến mô hình P2P Lending đã bị nhiều kẻ xấu lợi dụng để trục lợi cho bản thân bằng cách cung cấp các khoản vay với lãi suất khủng bố. Cho nên, bạn phải giữ cho mình một cái đầu lạnh và tìm hiểu thật kĩ trước khi đăng ký vay tiền theo hình thức này.

Danh Sách Công Ty P2P Lending Tại Việt Nam Cập Nhật Mới Nhất 2023

Dưới đây là danh sách các công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending chính thống mà bạn có thể tham khảo:

STT

Nền tản vay ngang hàng

Hình thức hoạt động

Đối tượng khách hàng

Số tiền đầu tư

Trụ sở

1

Fiin

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng

700 nghìn

Hà Nội

2

Eloan

P2P Lending truyền thống

Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME

1 triệu

TPHCM

3

Vaymuon

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng, Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME

1 triệu

Hà Nội

4

VnVon

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng, Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME

10 triệu

Hà Nội

5

Huydong

P2P Lending truyền thống

Doanh nghiệp có vốn tối đa 2 tỷ

500 nghìn

TPHCM

6

MoneyBank

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng

 

TPHCM

7

Mofin

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng

1 triệu

Hà Nội

8

Interloan

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng ứng lương

1 triệu

TPHCM

9

Tima Lender

P2P Lending truyền thống

Vay tiêu dùng

5 triệu

Hà Nội

10

LendBiz

P2P Lending truyền thống

Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME

2 triệu

Hà Nội

11

Dragonlend

P2P Lending ngân hàng

Cá nhân, Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME

 

TPHCM

Tổng Kết

Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ bản chất của mô hình P2P Lending. Mặc dù còn nhiều hạn chế cần được khắc phục nhưng với khả năng đáp ứng được các nhu cầu tài chính cấp bách, đây hứa hẹn sẽ là một hình thức vay tiền được đông đảo khách hàng sử dụng trong tương lai. MDB hy vọng những chia sẻ này sẽ hưu ích với bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Disclaimer:

  • Tại MDB.COM.VN, chúng tôi chỉ cung cấp các gợi ý về các ứng dụng vay online kèm thông tin về thời hạn vay từ 91 - 180 ngày, lãi suất tối đa hàng năm (APR) 20% và ví dụ minh họa về tổng chi phí của khoản vay, bao gồm tất cả các khoản phí hiện hành.
  • Trang web của chúng tôi có thể nhận tiền thông qua hình thức tiếp thị liên kết (affiliate). Tuy nhiên, kết quả xếp hạng của chúng tôi luôn dựa vào phân tích khách quan.

Ví dụ khoản vay minh họa:

  • Nếu bạn vay 10.000.000 đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 1.833.333,3 đồng, trong đó lãi vay hàng tháng là 166.666,7 đồng (APR = 20%).
  • Tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 11.833.333 đồng. Phí và lãi suất vay có thể thay đổi tùy vào thời điểm khách hàng đăng ký tư vấn khoản vay và điểm tín dụng của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *